Sút lưng là gì? Triệu chứng nhận biết, có nguy hiểm không?

Sút lưng là tình trạng đau thắt lưng cấp khiến người bệnh xuất hiện các cơn đau đột ngột và dữ dội. Tình trạng này ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do đó cần được kiểm soát và điều trị kịp thời. 

Sút lưng là gì?

Sút lưng là tình trạng bị đau nhức vùng lưng cấp tính. Các cơn đau này xuất hiện bất chợt, dữ dội và ngày càng tăng nặng khi có sự tác động bởi các tác nhân ngoại lực khác tới cột sống, dây chằng và gân cơ.

Tình trạng sút lưng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào từ người trung niên, người cao tuổi đến những người trẻ. Đặc biệt, tình trạng này thường gặp nhất ở những người từng bị tổn thương ở vùng cột sống lưng.

Sút lưng

Triệu chứng sút lưng

Dấu hiệu nhận biết sút lưng khá rõ ràng. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau lưng mạnh, đột ngột và dữ dội. Đau tăng lên khi người bệnh mang vác đồ nặng, cúi người đột ngột hoặc lên xuống cầu thang.

Ở một số người, tình trạng sút lưng còn kèm theo những tiếng kêu “lục khục” ở vị trí bị bệnh. Đôi khi, đau lưng sẽ kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, khiến người bị sút lưng đi khom lưng, khi đứng lên ngồi xuống phải chống tay, đau tăng lên vào đêm hoặc sáng sớm.

Nguyên nhân sút lưng

Tình trạng sút lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

Sút lưng do ảnh hưởng của các bệnh lý trong cơ thể

Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý sau sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng sút lưng như:

  • Bệnh liên quan đến xương cột sống như: gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, u lao cột sống, viêm cột sống…
  • Các bệnh về tiết niệu như: thận yếu, thận ứ nước, thận hư, sỏi thận…
  • Viêm phần phụ ở phụ nữ
  • Viêm tụy cấp…

Sút lưng do tính chất cơ học

Khi vùng lưng chịu tác động từ bên ngoài như bê vác đồ, khom lưng đột ngột… làm các cơ và dây chằng cột sống bị căng giãn, tổn thương dẫn đến tình trạng đau lưng cấp tính. Tình trạng sút lưng do tính chất cơ học này thường xảy ra do:

  • Người bệnh bị tai nạn, chấn thương ở cột sống đặc biệt là vùng lưng. Các tai nạn có thể do ngã, va chạm giao thông, bị các vật cứng đập vào lưng…
  • Người bệnh vận động quá mức, chơi thể thao mạnh, rung lắc ở một vị trí hoặc vặn người đột ngột.
  • Người thường xuyên ngồi học hoặc làm việc sai tư thế hoặc giữ quá lâu một tư thế.
  • Mang vác vật quá nặng hoặc mang vác không đúng tư thế.
  • Thói quen đi giày cao gót
  • Thói quen cúi khom lưng hoặc cố với lấy đồ vật ở quá xa hoặc quá cao.
  • Cơ thể cảm cúm, nhiễm lạnh đột ngột.

Nguyên nhân sút lưng

Đối với những người bị sút lưng do các bệnh lý liên quan, người bệnh thường kèm theo các biểu hiện đặc trưng khác của bệnh lý. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức lưng kèm theo các biểu hiện khác, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Sút lưng có nguy hiểm không?

Tình trạng sút lưng có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương ở mỗi người. Thông thường, nếu do tính chất cơ học, tình trạng sút lưng sẽ giảm và khỏi nhanh sau khoảng một tuần.

Trường hợp sút lưng do bệnh lý gây ra các tổn thương ở cơ, dây chằng và cột sống khá nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị thì bệnh lý ngày càng tiến triển nhanh gây ra các cơn đau lưng tăng nặng, mãn tính thậm chí ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển. Các bệnh lý về cột sống có thể khiến người bệnh có nguy cơ bại liệt.

Sút lưng có nguy hiểm không

Cách chữa sút lưng

Có nhiều cách chữa trị tình trạng sút lưng. Người bệnh nên thăm khám y khoa để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhất về phương pháp và loại thuốc điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, để giảm nhanh cơn đau và cảm giác khó chịu do sút lưng gây ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

Chườm nóng, chườm lạnh giảm đau do sút lưng

Chườm nóng và chườm lạnh là những cách giúp giảm tình trạng đau mỏi lưng nhanh. Hai cách dùng nhiệt này có tác dụng thư giãn và giảm đau ở các dây thần kinh, các gân co cứng.

Để thực hiện chườm nóng, người bệnh có thể rang cám gạo, muối hạt trắng to hoặc các dược liệu thiên nhiên như: lá lốt, lá ngải cứu, cây đau lưng… Sau khi chườm khoảng 15-20 phút sẽ cảm thấy vùng lưng được thư giãn và thoải mái hơn.

Để thực hiện chườm lạnh, người bệnh có thể dùng một túi chườm đá và chườm lên vùng lưng bị đau giúp thư giãn, giảm cảm giác khó chịu nhanh.

Các bài tập kéo giãn cột sống

Các bài tập kéo giãn cột sống như tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, bơi lội… giúp thư giãn vùng lưng và giảm nhanh cơn đau do sút lưng. Đồng thời tập luyện thường xuyên còn giúp phòng ngừa tình trạng sụt lưng tái phát.

Cách chữa sút lưng

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt giúp tác động đến vùng cột sống, giảm đau lưng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi những chuyên gia y tế có tay nghề để đảm bảo xác định đúng huyệt đạo.

Dùng các loại thuốc giảm đau

Tình trạng sụt lưng có thể thuyên giảm nhanh bằng các loại thuốc giảm đau như: Diclofenac, Piroxicam… Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Sút lưng không phải là một tình trạng nguy hiểm tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến vận động nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do bệnh lý xương khớp. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị y tế kịp thời để phòng ngừa biến chứng không mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *