Hiện nay có rất nhiều người đang bị phổi yếu, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mình mà không biết nguyên nhân do đâu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và biết cách khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Phổi yếu là bệnh gì?
Phổi yếu là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng rối loạn về chức năng của phổi làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Gây khó khăn trong việc hít thở của người bệnh.
Chức năng phổi càng suy yếu, nguy cơ thiếu hụt oxy trong cơ thể càng tăng cao. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp như:
- Bệnh hen suyễn, viêm phế quản cấp và mạn tính, bệnh hen phế quản, khí phế thũng
- Nhiễm trùng phổi, cảm cúm, viêm phổi
- Lao phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, xơ hóa phổi, ung thư phổi,…
Hai lá phổi là phần cơ thể đặc biệt quan trọng của mỗi người. Nó giúp hấp thụ oxy cho cơ thể và thải ra khí carbon dioxide để duy trì sự sống và sự khỏe mạnh của con người. Chính vì vậy, bất kỳ một tổn thương nào về phổi đều gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó phổi yếu là hiện tượng rất thường gặp và ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng với diễn biến rất phức tạp.
Dấu hiệu phổi yếu
Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phổi gồm có:
- Người bệnh dễ bị khó thở, hơi thở ngắn, ngắt quãng
- Cảm thấy không thể hít thở đủ không khí cho cơ thể
- Khả năng vận động ngày càng kém hiệu quả
- Ho kéo dài không dứt cơn, ho ra đờm hoặc ra máu
- Mỗi nhịp hít vào hay thở ra đều cảm thấy rất đau nhức, khó chịu
Ngoài các triệu chứng phổ biến nêu trên, tùy vào từng trường hợp bệnh lý do phổi yếu gây ra sẽ có những biểu hiện đi kèm khác nhau. Cụ thể:
- Phổi yếu gây hen suyễn, hen phế quản: Người bệnh thường thở khò khè, ho nhiều, tức ngực, khó thở
- Phổi yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Ho kéo dài, ho liên tục có kèm dịch đờm, khó thở, đặc biệt là khi tập luyện thể chất, thở khò khè và tức ngực
- Phổi yếu gây lao phổi, ung thư phổi: Ho kéo dài không dứt hoặc ngày càng nặng hơn, hơi thở ngắn, khó thở, ho ra máu, tức ngực, thở khò khè, khản tiếng, viêm phổi liên tục tái phát, chán ăn, sụt cân không rõ lý do,…
Nguyên nhân phổi yếu
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, phổi yếu là hệ quả thường xảy ra khi phổi thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, khí độc, khói bụi. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi yếu gồm có:
- Nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
- Môi trường sống, không gian làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại
- Thường xuyên hít phải khí độc từ rác thải, phương tiện giao thông,…
- Làm việc trong môi trường lao động khắc nghiệt, nhiễm bức xạ như trong khu công nghiệp, hầm mỏ, khí đốt, công nhân môi trường,….
Phòng ngừa và điều trị phổi yếu
Để việc điều trị phổi yếu hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và kết luận chính xác tình trạng bệnh lý từ bác sĩ chuyên khoa. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định sử dụng các loại thuốc đặc hiệu cụ thể theo từng mức độ tổn thương phổi đang gặp phải.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây nào khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Thay vào đó, mọi người nên áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn tại nhà như sau:
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
Nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả tươi để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Thúc đẩy quá trình đào thải độc tố cho lá phổi.
Sử dụng nước trà xanh với liều lượng hợp lý
Không uống trà quá đặc, không uống vào lúc đói bụng. Trà xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Góp phần quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giải độc, giúp phục hồi chức năng phổi.
Uống nước ép hoa quả
Thường xuyên uống nước chanh ấm, nước ép dứa hoặc nước ép cà rốt cũng là cách giúp tăng cường tính kiềm trong cơ thể. Đẩy nhanh tốc độ thanh lọc độc tố, bồi bổ chức năng phổi, có lợi cho hệ hô hấp.
Dùng tinh dầu khuynh diệp
Khi có dấu hiệu khó thở, tức ngực do phổi yếu gây ra bạn có thể sử dụng dầu tinh dầu khuynh diệp thoa đều lên mũi và ngực. Điều này sẽ giúp lưu thông không khí, giảm nghẹt mũi và cải thiện tình trạng đau họng hiệu quả.
Luyện tập thể dục thể thao
Hạn chế vận động mạnh khi phổi đang bị yếu để giảm áp lực cho phổi. Để tập luyện thể chất bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hơn như: Yoga, đi bộ,….
Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Tránh xa môi trường không khí bị ô nhiễm và các khu vực chứa nhiều hóa chất độc hại. Khi làm việc trong các môi trường này bạn đừng quên sử dụng đồ bảo hộ lao động và che chắn mũi cần thận. Giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ hít phải khí độc, khói bụi vào phổi.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ có lợi cho sức khỏe và giúp cải thiện sức đề kháng. Cụ thể là: Rau xanh, trái cây tươi, thịt đỏ động vật, hải sản, các loại ngũ cốc, trứng, sữa,…
Dùng nhiều các thực phẩm giàu hoạt chất flavonoid như: Táo, dâu tây, trà xanh, quả nho,… sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào ác tính. Phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Ăn nhiều các loại rau củ gia vị tự nhiên như: Lá bạc hà, tỏi, gừng, nghệ, rau kinh giới,… sẽ giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm, sát khuẩn, làm ấm cơ thể. giúp bạn khỏe mạnh hơn và đẩy lùi nguy cơ bệnh tật.
Không sử dụng chất kích thích
Không sử dụng bia rượu, chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào và các thực phẩm chứa nhiều chất độc hại tương tự.
Như vậy nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về bệnh phổi yếu và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp phục hồi chức năng phổi và tránh xa bệnh tật. Chúc sức khỏe!