Phong thấp là bệnh gì? Có nguy hiểm, có chữa được không?

Phong thấp là một dạng tổn thương xảy ra ở gân, cơ và hệ xương khớp thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên và người già. Tuy vậy nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách, người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ở người trẻ, bệnh thường liên quan đến các yếu tố như: Thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc, tính di truyền,….

Phong thấp là bệnh gì?

Phong thấp còn được gọi là bệnh tê thấp hoặc phong tê thấp. Đây là cách gọi theo dân gian dùng để chỉ tình trạng đau nhức xảy ra ở gân cơ, bắp thịt và hệ thống xương khớp. Theo y học cổ truyền, bệnh xảy ra khi cơ thể bị phong, hàn và thấp xâm nhập và gây ra cảm giác đau nhức.

Theo nghiên cứu trong y học hiện đại, phong thấp chính là bệnh viêm đa khớp hay viêm khớp dạng thấp. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chung các bệnh lý về xương khớp gây đau nhức cơ thể. Nó bao gồm cả các bệnh như: Loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp,….

Phong thấp

Nguyên nhân phong thấp

Nguyên nhân mắc bệnh phong thấp theo Tây y

Đến nay y học hiện đại vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học tìm ra rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Những người có bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) mắc bệnh phong thấp thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 25 – 50% so với người khác.
  • Yếu tố giới tính: Sự khác nhau về nồng độ hormone sinh dục ở nam giới và phụ nữ cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới khác nhau. Phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới trong cùng độ tuổi
  • Yếu tố tuổi tác: Càng về già, chức năng xương khớp càng suy giảm, hệ miễn dịch cũng dần suy yếu theo thời gian. Từ đó dẫn đến các bệnh về xương khớp mãn tính, trong đó có bệnh phong thấp
  • Đặc thù công việc: Những người phải lao động chân tay nặng nhọc, làm việc với cường độ cao, thường xuyên phải mang vác vật nặng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp. Đặc thù công việc đẩy nhanh tốc độ lão hóa xương khớp và làm suy yếu hệ miễn dịch. Đến một thời điểm nhất định, triệu chứng bệnh phong thấp sẽ bùng phát
  • Sự thay đổi thời tiết: Nhiệt độ đột ngột giảm mạnh khiến các mạch máu bị co lại, dịch nhờn ổ khớp cũng bị đông đặc, giảm khả năng lưu thông. Tình trạng này kéo dài khiến ổ khớp bị khô cứng, khó cử động, trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.

Ngoài ra, bệnh phong thấp cũng có thể xảy ra do một số yếu tố thuận lợi khác như: Mắc bệnh tiểu đường, thiếu hụt chất dinh dưỡng, lười vận động, nghiện chất kích thích, chấn thương,…

Nguyên nhân mắc bệnh phong thấp theo Đông y

Theo nghiên cứu trong y học cổ truyền, bệnh phong thấp xảy ra do vệ khí trong cơ thể bị suy giảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hàn, phong và thấp xâm nhập vào cơ thể thông qua da và lông. Chúng đi đến kinh lạc và lan tỏa khắp cơ thể làm tắc nghẽn kinh mạch, rối loạn khí huyết. Từ đó sinh ra hiện tượng ứ trệ khí huyết được gọi là bệnh phong thấp.

Triệu chứng phong thấp

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh phong thấp là hiện tượng đau nhức ở gân, cơ bắp và xương khớp.

Ngoài ra, tùy vào mức độ bệnh và yếu tố cơ địa của mỗi người, bệnh sẽ có các biểu hiện đi kèm khác như:

  • Cảm giác đau nhức âm ỉ kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột từng cơn. Triệu chứng bệnh có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp. Trong đó các khớp dễ bị tổn thương nhất là: Khớp bàn chân, cổ chân, khớp bàn tay, ngón tay, khớp gối, khớp cổ, vai,…
  • Các khớp bị đau kèm theo biểu hiện sưng nóng, đỏ rát
  • Người bệnh bị cứng khớp, khả năng vận động ngày càng bị hạn chế
  • Các khớp bị đau kèm theo hiện tượng đổ mồ hôi ở tay và chân
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, cảm giác bồn chồn cáu gắt vô cơ. Có thể kèm theo sốt nhẹ
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, gầy yếu, sụt cân, mất tập trung, khó ngủ, mất ngủ
  • Dưới da có các hạt kích thước từ 0,2 – 3cm. Chủ yếu xuất hiện ở khuỷu tay, khớp đầu gối và ở gót chân. Nếu bệnh không được điều trị sớm, các hạt có thể khu trú ở tim, màng não, phổi, màng ngực,….

Triệu chứng phong thấp

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như:

  • Ổ khớp bị tổn thương nặng và dần bị phá hủy
  • Chức năng vận động ngày càng suy giảm, thậm chí có thể bị mất khả năng di chuyển
  • Khớp bị biến dạng, tay chân bị đau nhức đến mức tê liệt
  • Bắp thịt có dấu hiệu suy thoái và trở nên lỏng lẻo
  • Người bệnh bị ho nhiều, khó thở
  • Thiếu máu
  • Khô mắt, khô miệng, ít nước mắt (hội chứng giảm tiết dịch)
  • Tổn thương phổi, gan, tim mạch,….

Chẩn đoán bệnh phong thấp

  • Kiểm tra lâm sàng: Nhằm đánh giá, xác định tổn thương bên ngoài khớp. Đưa ra đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Thực hiện xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho bác sĩ biết các yếu tố dạng thấp có trong mẫu máu. Bao gồm tốc độ lắng hồng cầu, protein phản ứng, kháng thể Peptide citrullinated chống cyclic và yếu tố thấp khớp.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng gồm: Chụp X-quang, siêu âm và chụp cộng hưởng từ MRI. Thông qua các kết quả hình ảnh thu được bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương và tình trạng thực tế của xương khớp
  • Chẩn đoán phân biệt: Được thực hiện nhằm mục đích phân loại bệnh phong thấp với các bệnh xương khớp khác như: Viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gãy xương, thoái hóa khớp,….

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Phong thấp là bệnh mãn tính về xương khớp kéo dài dai dẳng và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Không chỉ gây tổn thương cho các vị trí khớp bị đau nhức, phong thấp còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các bộ phận khác. Cụ thể:

  • Gây tổn thương khớp, cứng khớp, đau khớp. Người bệnh không thể sinh hoạt, làm việc như bình thường
  • Cơn đau có xu hướng bùng phát mạnh về ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, tinh thần kém minh mẫn
  • Cơ thể suy nhược, gầy yếu,….
  • Ổ khớp dần bị phá hủy, biến dạng, gây teo cơ. Từ đó dẫn đến biến chứng bại liệt, tàn phế
  • Triệu chứng bệnh gây tổn thương cho mắt, gây suy giảm thị lực, mù lòa
  • Gâu tổn thương gan, thận, phổi
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết đáp. Có thể khiến người bệnh bị đột quỵ, đe dọa đến tính mạng

Phong tê thấp có chữa được không?

Phong tê thấp được xếp vào nhóm bệnh xương khớp mãn tính, rất khó chữa hiện nay. Tuy vậy, nếu được phát hiện điều trị sớm thì các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát và đẩy lùi.

Thực tế cho thấy, các phương pháp điều trị Tây y và Đông y đều giúp cải thiện tình trạng đau nhức và đem lại tác dụng tốt trong việc hạn chế diễn tiến xấu của bệnh. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh phong thấp mọi người nên chủ động thăm khám điều trị sớm. Điều này sẽ giúp việc khám chữa bệnh đạt kết quả tốt, tiết kiệm chi phí và hạn chế được các rủi ro không mong muốn.

Phong tê thấp có chữa được không

Cách chữa bệnh phong thấp

Những cách chữa phong thấp phổ biến hiện nay:

Sử dụng thuốc Tây chữa phong thấp

Thuốc Tây thường được chỉ định cho các trường hợp phong thấp mức độ nhẹ. Đem lại tác dụng giảm đau nhanh và ức chế sự tiến triển của bệnh. Các loại thuốc phổ biến thường được dùng là: Thuốc choosdng thấp khớp, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid, thuốc ức chế miễn dịch và nhóm thuốc sinh học.

Mặc dù được đánh giá cao về tính hiệu quả và tác dụng nhanh nhưng việc sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt chất hóa học và phụ gia trong thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan, thận, xuất huyết dạ dày,…. Do đó bạn chỉ nên dùng thuốc đúng liều, đúng loại và có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài thuốc Đông y chữa phong thấp

Theo Đông y, bệnh thấp khớp được chia thành 3 thể. Gồm có thể thấp tý, hàn tý và hành tý. Cách chữa theo Đông y như sau:

Bài thuốc chữa phong thấp thể thấp tý

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hoàng kỳ, trương truật, ngũ gia bì, đảng sâm, đan sâm: Mỗi vị 12g
  • Xuyên khung, quế chi, ngưu tất, độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, ma hoàng, ô dược: Mỗi vị 8g
  • Ý dĩ và cam thảo: Mỗi loại 6g

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu sau đó sắc với 1 lít nước trong 30 phút
  • Dùng nước thuốc thay nước trà hàng ngày
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn 1 thang/ ngày để sớm đạt hiệu quả

Bài thuốc chữa phong thấp thể hàn tý

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngưu tất, uy linh tiên, thiên niên kiện, xuyên khung, quế chi, can khương, hoàng kỳ, trương truật, ma hoàn, bạch linh và bạch thược: Mỗi loại 8g
  • Thương nhĩ tử và ý dĩ: Mỗi loại 12g

Các bước thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống hàng ngày
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 thang thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh được đẩy lùi

Chữa phong thấp thể hành tý

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cam thảo: 2g
  • Quế chi và thược dược: 3g mỗi loại
  • Đương quy, ma hoàng, bạch truật: Mỗi loại 4g
  • Ý dĩ nhân: 10g

Thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm sắc với 1 lít nước
  • Uống nước thuốc thành nhiều lần, uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh được đẩy lùi

Cách chữa bệnh phong thấp

Vật lý trị liệu trị phong thấp

Các liệu pháp vật lý trị liệu đem lại tác dụng tốt trong việc giảm đau nhức gồm có: Nhiệt trị liệu, sóng siêu âm, các bài tập kéo giãn,… Ngoài ra phương pháp còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Can thiệp ngoại khoa trị phong thấp

Can thiệp ngoại khoa được áp dụng với những trường hợp ổ khớp bị hư hại nghiêm trọng. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ tổn thương, phục hồi chức năng ổ khớp giúp khôi phục chức năng vận động cho người bệnh.

Tuy nhiên không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng đem lại hiệu quả như mong đợi. Chi phí cho một ca phẫu thuật khá đắt đỏ, tốn kém và bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Trên đây là một số thông tin về bệnh phong thấp và phương pháp điều trị đang được áp dụng. Hy vọng nội dung bài viết đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *