Hen phế quản triệu chứng và cách chữa khỏi theo phác đồ của Bộ y tế

Trong những năm gần đây, số người mắc bệnh hen phế quản đang tăng lên ngày càng nhiều. Nắm được những triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta phát hiện hen phế quản sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng hen phế quản

Hen phế quản (bệnh suyễn, hen suyễn) là một bệnh lý về hô hấp rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời từ sớm. Người bệnh hen phế quản có đường hô hấp hẹp, bị viêm nhiễm nặng, phế quản tắc nghẽn. Hen phế quản có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Theo như nghiên cứu: “Tỉ lệ trẻ em mắc hen phế quản cao hơn gấp 2 lần người lớn. Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ, sau giai đoạn trưởng thành thì ngược lại. Tại Việt Nam, Hồ Chí Minh là thành phố có nhiều người mắc bệnh hen phế quản nhất.”

hen phế quản

Triệu chứng của hen phế quản bao gồm những cơn rít mạnh, thở nhanh, ngực co ép và ho. Những cơn hen thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm. Khi lên cơn hen, người bệnh ho, khò khè, thở gấp, thở ra kéo dài, nhịp tim tăng nhanh, ngực như bị đè nặng xuống. Một cơn hen nghiêm trọng có thể khiến người bệnh ngừng hô hấp và thậm chí dẫn đến tử vong. Giữa các cơn hen người bệnh hầu như không có biểu hiện gì.

Hen phế quản có chữa được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể đảm bảo chắc chắn chữa dứt điểm bệnh hen phế quản. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của hen phế quản bằng cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học.

Hen phế quản có nguy hiểm không?

Hen phế quản có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, suy hô hấp, xẹp phổi, tâm phế mạn tính,…. Bởi vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc hen phế quản, bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và phát hiện tình trạng bệnh, điều trị bệnh kịp thời.

hen phế quản có nguy hiểm không

Cách chữa bệnh hen phế quản mãn tính

Để chữa hen phế quản mãn tính, người bệnh cần kết hợp sử dụng và thực hiện những điều sau:

  • Chọn phương pháp Tây y, Đông y thích hợp để điều trị
  • Tránh hút thuốc, tránh các dị ứng
  • Đi khám lại sau mỗi 3 – 6 tháng để biết được tình trạng và những biến chuyển của bệnh.

Nếu biết kết hợp sử dụng các loại thuốc một cách hợp lý và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày đúng cách, người bệnh hen phế quản có thể kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, giảm biến chứng và tần suất các cơn hen tái phát.

Phác đồ điều trị hen phế quản của Bộ Y Tế

Bộ Y Tế điều trị hen phế quản theo phác đồ:

Chẩn đoán hen phế quản

  • Chẩn đoán xác định: Kết hợp hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và các xét nghiệm đặc hiệu khác.
  • Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt hen phế quản với các bệnh lý khác như: tắc nghẽn đường hô hấp, tắc nghẽn khí quản, phế quản, hen tim, phổi tức nghẽn mạn tính,…

Phân loại hen

  • Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
  • Phân loại theo mức độ kiểm soát hen
  • Đo mức độ kiểm soát hen bằng tét kiểm soát hen

Điều trị hen

  • Xử trí dựa trên mức độ kiểm soát và phân bậc nặng nhẹ.
  • Điều trị khởi đầu cho hầu hết các trường hợp người bệnh hen đến khám có triệu chứng hen dai dẳng mà chưa điều trị corticosteroid.
  • Tăng bước điều trị hen.
  • Giảm bước điều trị hen.

chữa hen phế quản

Thuốc điều trị hen phế quản

Thuốc điều trị hen phế quản có 2 loại: Thuốc Tây y và thuốc Đông y.

Điều trị hen phế quản bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y chữa hen phế quản gồm 2 nhóm chính:

  • Nhóm thuốc cắt cơn hen (giãn phế quản) có tác dụng giãn cơ trơn bao bọc quanh phế quản, lưu thông buồng khí, giảm cảm giác khó thở, cắt nhanh hen nhanh chóng.
  • Nhóm cường beta 2 adrenergic: Salbutamol, terbutaline (thuốc có tác dụng nhanh, ngắn),… ; bambuterol, salmeterol, formoterol, indacaterol (thuốc có tác dụng chậm, kéo dài)
  • Nhóm thuốc kháng cholinergic: Ipratropium, tiotropium,…
  • Nhóm xanthine: gồm dạng thuốc uống (theophylin) và dạng tiêm truyền tĩnh mạch (diaphyllin) ít khi sử dụng một mình mà dùng kết hợp, hỗ trợ cho 2 nhóm thuốc nói trên.
  • Nhóm thuốc corticoid (dự phòng hen) có tác dụng kháng viêm, giảm thắt hẹp đường thở, cải thiện chức năng phổi, kiểm soát đường thở, giảm tần suất và ngăn ngừa cơn hen nguy hiểm xảy ra.
  • Corticoid đường phun – hít: Beclomethasone, budesonide, fluticasone…
  • Corticoid đường toàn thân: Prednisolon, methylprednisolon… (thường chỉ định dùng cho những bệnh nhân cao tuổi và có vấn đề về phối hợp tay, chân, miệng kém).

Người bệnh cần tuân thủ quy định của bác sĩ khi sử dụng thuốc để hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Điều trị hen phế quản bằng thuốc Đông y

Nếu lo sợ rằng sử dụng các loại thuốc Tây y sẽ làm cơ thể bạn nóng lên và có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo sang các bài thuốc Đông y dân gian để điều trị hen phế quản.

Khác với Tây y, các bài thuốc Nam coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, tìm đến tận gốc của bệnh, chữa từ gốc, làm cơ thể khỏe lên, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể tự miễn dịch với bệnh về sau.

Một số bài thuốc Nam chữa hen phế quản người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Bí đao, hương nhu tía, rễ lá lốt.
  • Điều chế: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch. Sau đó cho vào nồi và sắc thành thuốc uống.
  • Liều dùng: Uống mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Lá ngâu (40g), bồ kết (5g), phèn chua (5g)
  • Điều chế: Rửa sạch lá ngâu và bồ kết. Sau đó đem sắc cùng với phèn chua. Gạn lấy nước uống.
  • Liều dùng: 2 lần/ ngày.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Hạt tía tô (8 – 10g), bán hạ (8 – 10g), sài đất (10 – 12g), hạt ý dĩ (10 – 12g)
  • Điều chế: Đem nguyên liệu rửa sạch, sắc cùng 750ml nước. Đun cạn cho đến khi còn 200ml nước thì gạn ra và để nguội.
  • Liều dùng: Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Hen phế quản kiêng ăn gì?

Để chữa hen phế quản, người bệnh cũng cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Một số thực phẩm có thể làm kích thích cơn hen khiến tình trạng bệnh xấu đi. Cụ thể, khi bị hen phế quản cần kiêng ăn những đồ ăn như:

  • Rượu, bia và chất kích thích: Đây là các tác nhân gây ra khó thở cho người bệnh và tác động tiêu cực tới hệ thần kinh, hệ hô hấp của người bệnh, khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm tự nhiên chứa sulfite như măng tây, hẹ, tỏi, trứng, khoai tây đóng hộp,… Sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao mà bệnh nhân hen suyễn cần tránh.

Đồng thời người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo omega – 3 (cá hồi, cá thu,…), rau củ quả có chứa chất chống oxy hóa cao (cà rốt, khoai lang, bí xanh,…), tăng cường magie hỗ trợ kiểm soát hen phế quản.

Để kiểm soát được hen phế quản không phải là điều dễ dàng. Khi đã lựa chọn được phương pháp chữa hen phế quản, bạn nên kiên trì thực hiện để kiểm soát tình trạng bệnh được tốt nhất.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *