Tê bì chân tay là gì? Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác rất khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống thường ngày của mỗi người. Ngoài ra, hiện tượng này còn là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm về cột sống, xương khớp. Vì vậy, việc nhận diện, chẩn đoán bệnh kịp thời là rất cần thiết giúp mỗi người có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay được hiểu là hiện tượng tê bì ở chân hoặc tay thường xảy ra do sự chèn ép dây thần kinh trên cơ thể. Đa số các trường hợp đều cảm thấy tê bì, ngứa ran, mất cảm giác tạm thời ở các ngón tay, ngón chân.

Nhiều trường hợp bệnh được mô tả như như có kiến bò dưới da hoặc cảm giác bị châm chích như kim châm. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị mất cảm giác chi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bực bội, gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt.

Tê bì chân tay

Nguyên nhân tê chân tay

Các bác sĩ chuyên khoa hệ Cơ xương khớp cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay. Nó có thể xảy ra do các thói quen xấu trong sinh hoạt, làm việc, do yếu tố khách quan từ môi trường. Nhưng cũng có thể là do bệnh lý gây ra. Do đó mọi người không nên chủ quan.

Cụ thể, những nguyên nhân dẫn đến tê chân tay thường gặp là:

Mắc các bệnh về xương khớp

Đây là một trong những nguyên nhân điển hình nhất dẫn đến tình trạng tê bì chân tay. Các bệnh lý về xương khớp thường gặp có thể kể đến như: Thoái hóa khớp, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…. Triệu chứng bệnh gây ra sự chèn ép dây thần kinh, tủy sống, làm ảnh hưởng đến hoạt động của gân cơ, dây chằng và hệ thống mạch máu. Khiến cho người bệnh bị tê bì chân tay, đau lưng, đau nhức cột sống, tầm vận động bị giới hạn. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn vận động.

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết

Nhiệt độ tăng giảm thất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Đồng thời sự lưu thông dịch khớp cũng kém hiệu quả hơn. Từ đó gây ra hiện tượng tê bì chân tay.

Thói quen xấu trong sinh hoạt

Đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế, lười vận động, nằm sấp đè lên tay, ngồi làm việc sai tư thế,… là các thói quen xấu làm tổn thương các mạch máu và gây ra sự chèn ép dây thần kinh. Chính vì vậy mọi người sẽ gặp phải cảm giác tê bì chân tay rất khó chịu.

Nguyên nhân tê chân tay

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Vitamin B1, B12, canxi, acid folic,… là những chất dinh dưỡng rất cần thiết đảm bảo hệ cơ xương khớp làm việc trơn tru, ổn định. Khi cơ thể bị thiếu hụt các khoáng chất này sẽ làm giảm chức năng xương khớp, cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra cảm giác tê bì chân tay.

Yếu tố tâm lý

Căng thẳng, stress kéo dài gây tê liệt hệ thống dây thần kinh. Dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay thường gặp ở người trẻ.

Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa

Tiểu đường, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu,…. là những bệnh về rối loạn chuyển hóa rất thương gặp. Triệu chứng bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh, làm suy yếu khả năng vận động và dẫn đến cảm giác tê bì chân tay

Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì tê bì chân tay cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc Tây, cơ thể bị nhiễm độc kim loại hoặc phụ nữ đang mang thai,…

Dấu hiệu tê bì chân tay

Dấu hiệu tê bì chân tay sẽ có tính chất và cường độ khác nhau giữa từng trường hợp cụ thể. Tuy vậy, các biểu hiện thường gặp của bệnh gồm:

  • Tê bì chân tay xảy ra ở một vị trí cụ thể rồi lan tỏa dọc theo cơ thể hoặc lan xuống nửa thân dưới. Triệu chứng bệnh thường khởi phát sau khi thức dậy
  • Có cảm giác lâm râm như kiến bò hoặc bị châm chích như có kim châm bên trong da thịt
  • Suy giảm cảm giác hoặc tê liệt cảm giác tạm thời, thường xảy ra vào bao đêm
  • Người bệnh bị chuột rút ở chân, tay, các cơ bắp tay, bắp chân bị co thắt đột ngột

Một số trường hợp có thể bị chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau nhức đầu dữ dội, hội chứng chùm đuôi ngựa, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang,… Những người mắc bệnh mức độ nặng có thể bị co giật, khó thở,….. Lúc này người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.

Tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị tê bì chân tay đều không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển kéo dài và có tính chất lặp lại thường xuyên thì người bệnh cần cảnh giác. Bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Làm suy giảm chất lượng cuộc sống do các hoạt động thường ngày bị giới hạn, khó khăn, đau nhức
  • Tê bì chân tay làm tê yếu các bó cơ, dần dần làm giảm khả năng vận động, cầm nắm đồ vật của tứ chi
  • Tê bì chân tay gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa. Người bệnh rơi vào tình trạng đại tiện, tiểu tiện mất tự chủ
  • Gây tê liệt chi, tàn phế. Người bệnh trở thành gánh nặng của gia đình và toàn xã hội

Tê bì chân tay có nguy hiểm không

Chẩn đoán tê bì tay chân

Nếu hiện tượng tê bì chân tay chỉ diễn ra trong vài ngày rồi biến mất thì mọi người không cần quá lo lắng. Vì tình trạng này có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc do yếu tố thời tiết gây ra.

Ngược lại, nếu tê bì chân tay kéo dài thì mọi người nên chủ động thăm khám y tế chuyên khoa để được tư vấn, điều trị bệnh đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm hình ảnh.

Các phương pháp được áp dụng để chẩn đoán, kết luận nguyên nhân gây tê bì chân tay là: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT và điện cơ đo lường mức độ của cơ bắp.

Mẹo chữa tê bì chân tay

Ở mức độ nhẹ, hiện tượng tê bì chân tay có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Mọi người có thể tham khảo một số cách làm dưới đây:

Xoa bóp và bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp giúp đả thông kinh lạc, tăng cường quá trình tuần hoàn máu và vận chuyển oxy đi nuôi tế bào. Bên cạnh đó, phương pháp cũng đem lại tác dụng tốt trong việc làm mềm cơ, thư giãn dây thần kinh, xua tan cảm giác căng thẳng, đau nhức, mệt mỏi cho người bệnh.

Cách làm này được đánh giá cao về tính an toàn, người bệnh có thể thực hiện tại nhà và kiên trì áp dụng sẽ đem lại tác dụng tốt trong việc đẩy lùi cảm giác tê bì chân tay và giảm thiểu các biến chứng xấu cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách xoa bóp:

  • Người thực hiện chà xát lòng bàn tay và lòng bàn chân cho đến khi nóng lên
  • Cho một ít dầu nóng vào lòng bàn tay rồi  xoa bóp cho vùng chân, tay bị tê mỏi
  • Thực hiện từ 5 – 10 phút mỗi lần và thực hiện liên tục hàng ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả

Để thực hiện hiệu quả phương pháp, mọi người cần xác định chính xác các huyệt đạo cần tác động. Gồm: Huyệt Hợp Cốc, huyệt Bát Tà, huyệt Dương Trì, huyệt Nội Quan, huyệt Ngoại Quan và huyệt Khúc Trì.

Sau khi đã xác định chính xác các huyệt đạo người thực hiện dùng lực ở ngón tay cái ở mức độ vừa phải để ấn vào huyệt đạo. Ấn vào mỗi huyệt khoảng 60 giây đến khi thấy cảm giác đau tức lan ra các khu vực xung quanh là được.

Lưu ý: Khi thực hiện xoa bóp, bấm huyệt phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Nếu áp dụng không đúng cách, bấm sai huyệt đạo có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy nếu áp dụng cách giảm tê bì chân tay bằng phương pháp này thì cần được thực hiện bởi những người có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn.

Mẹo chữa tê bì chân tay

Giảm tê bì chân tay bằng nước ấm

Nước ấm sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, làm giãn nở mạch máu. Đồng thời giúp giải phóng sự chèn ép cho các dây thần kinh, gân cơ đang bị chèn ép. Nhờ vậy người bệnh sẽ cử động, làm việc hiệu quả hơn.

Để giảm tê bì chân tay bằng nước ấm bạn có thể dùng khăn bông nhúng vào chậu nước nóng. Sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp lên vùng chân, tay đang bị tê bì. Hoặc bạn cũng có thể cho nước nóng vào túi chườm hoặc tắm nước ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Mẹo dân gian chữa tê bì chân tay

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa tê bì chân tay, cải thiện triệu chứng bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Trong đó bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu, rễ cây trinh nữ,…. được áp dụng nhiều nhất.

Mọi người có thể chuẩn bị 30g nguyên liệu (tùy loại) rồi rửa sạch để sắc lấy nước uống hàng ngày để làm giảm triệu chứng bệnh. Bài thuốc được đánh giá cao về tính an toàn, lành tính và chi phí thấp. Tuy nhiên mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện và kiên trì áp dụng trong ít nhất 1 tháng để các dược liệu phát huy tác dụng tốt nhất.

Phòng ngừa tê bì chân tay

Tê bì chân tay là hiện tượng rất phổ biến, không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà ngày càng nhiều người trẻ tuổi gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy mỗi người cần nâng cao cảnh giác để phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Theo đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tê bì chân tay, mọi người cần thực hiện tốt các khuyến nghị sau:

  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tích cực tập luyện thể dục thể thao
  • Thiết lập giờ giấc sinh hoạt điều độ, ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc. Tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ thần kinh, xương khớp như: Canxi, acid folic, vitamin, khoáng chất,….
  • Tránh xa bia rượu, chất kích thích, đồ uống có cồn, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,….
  • Duy trì tư thế sinh hoạt, làm việc khoa học. Hạn chế lao động nặng, hạn chế mang vác vật nặng trên lưng, trên cổ
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm các triệu chứng bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời

Nội dung bài viết là các thông tin cơ bản về hiện tượng tê bì chân tay và cách điều trị, phòng ngừa bệnh tốt nhất. Hy vọng đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *