Gai đôi cột sống là dị tật bẩm sinh khá phổ biến, để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không chữa từ sớm. Thế nhưng, không ít người chủ quan, lơ là trước dấu hiệu của bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn tham khảo trong bài viết sau.
Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống hay còn gọi là tật nứt đốt sống, đây là dị tật bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Do ảnh hưởng của quá trình hình thành bào thai ống thần kinh không đóng hoàn toàn. Dẫn tới hiện tượng phần xương sống nằm phía trên dây sống.
Vậy, gai cột sống là gì? Các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm cần chú ý
Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi thường xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng, nơi đây hai mẫu gai ghép chậm tác động tới các đốt sống ở phía trên. Sự cốt hóa của đoạn đốt sống lưng chỉ hoàn thiện khi trẻ phát triển đến 10 tuổi trở đi.
Đối với người trưởng thành, gai đôi ở cột sống thường xuất hiện ở thể ẩn. Chúng không để lại triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào, chỉ phát hiện khi chụp X-quang trong quá trình khám bệnh. So với người lớn thì bệnh ở trẻ em nguy hiểm hơn, bởi chúng có thể gây tủy màng tủy, thoát vị màng tủy.
Nếu gặp phải tình trạng hở cung sau đốt sống sẽ dẫn tới dịch não tủy, màng nhện tủy, màng cứng và tủy sống lồi ra phía sau. Từ đó tạo thành khối thoát vị ở vị trí sau lưng. Tùy vào các mức độ, vị trí và thành phần thoát vị mà bệnh biểu hiện các triệu chứng khác nhau.
Gai đôi cột sống bẩm sinh thường khiến bệnh nhân khó chịu, phải chung sống với các cơn đau đớn dọc sống lưng. Tình trạng bệnh khiến ống thần kinh, xương sống và dây xương sống không đóng hoàn toàn.
Gai đôi cột sống L5
Căn bệnh không chừa bất kỳ trẻ sơ sinh nào, chúng hình thành ngay cả khi phôi thai đang trong giai đoạn phát triển.
Cột sống L5 nằm ở cuối thắt lưng nên chịu tác động bởi một lực rất lớn. Khi mắc gai đôi ở cột sống L5, bệnh nhân sẽ phải chịu các cơn đau ngay từ khi chúng khởi phát. Cơn đau có xu hướng tăng mạnh khi người bệnh đến tuổi trưởng thành, hay trong lúc di chuyển và vận động.
Gai đôi cột sống S1
Trong khi đó, gai đôi ở cột sống S1 nằm ở vị trí xương cùng. Dị tật bẩm sinh này thường xuất hiện và phát triển ở giai đoạn phôi thai. Các nghiên cứu từng chỉ ra cứ 1000 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc phải căn bệnh quái ác này.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường là do yếu tố bẩm sinh, di truyền và béo phì. Nhất là phụ nữ mang thai nếu trong gia đình có người mắc chứng gai đôi ở cột sống thì con sinh ra có nguy cơ bị ảnh hưởng theo.
Trong thời gian đầu của bệnh, người bệnh không có bất kỳ biểu hiện cụ thể nào và khó phát hiện ra ngay. Khi bước sang độ tuổi 20 – 50, người bệnh bắt đầu cảm thấy vùng cột sống lưng xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu.
Ngoài ra, khi bệnh phát triển tới mức độ nặng hơn, các đốt gai xương sẽ nhô ra. Dẫn tới các xương, cơ và dây thần kinh xung quanh bị chèn ép khiến bệnh nhân gặp cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Bị gai đôi cột sống kiêng ăn gì?
Khi mắc phải căn bệnh này, chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần chú ý kiêng khem các loại thực phẩm sau đây:
Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo
Chất béo chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị thừa cân, béo phì. Lúc này, khối lượng cơ thể lớn sẽ chèn ép, gây áp lực lên vùng cột sống kéo theo dấu hiệu tăng cholesterol trong máu.Do đó, người bị bệnh này nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, bơ, thịt chân giò. Để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh lý.
Thực phẩm tinh chế sẵn
Ăn thực phẩm tinh chế sẵn càng khiến tình trạng bệnh trở nặng và khó hồi phục. Thực phẩm thuộc nhóm này khiến bệnh nhân không kiểm soát được cân nặng, không cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất cho hệ xương khớp. Tốt nhất, bạn nên tránh ăn mì tôm, khoai tây chiên, bánh mì, hamburger,…Nếu thèm ăn thì chỉ nên ăn lượng nhỏ, không nên lạm dụng quá nhiều.
Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đây cũng là nhóm thực phẩm mà người bị gai đôi cột sống nên gạch ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân khiến gai xương hình thành và phát triển, lan ra các vùng xung quanh.
Các loại thịt đỏ
Cuối cùng, người bệnh nên hạn chế ăn quá nhiều thịt màu đỏ như: Thịt bò, thịt dê,cá hồi,…Trong nhóm thịt này chứa hàm lượng protein cao, dễ gây ra tình trạng tích tụ axit uric và bão hòa chất béo trong cơ thể. Càng khiến các gai xương phát triển sang giai đoạn nặng hơn, khó kiểm soát và khó điều trị khỏi hẳn.
Có thể bạn quan tâm:
- Gai cột sống chèn dây thần kinh triệu chứng, phải làm sao?
- Gai đốt sống cổ có nguy hiểm không? Cách điều trị
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh gai đôi cột sống, mong rằng chia sẻ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó, mỗi người có thể nhận biết bệnh sớm để có biện pháp điều trị, chế độ ăn uống khoa học, ngăn ngừa biến chứng bệnh xảy ra.