Đau thần kinh tọa khi mang thai dấu hiệu, phải làm sao?

Đau thần kinh tọa khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong hành trình thai nghén ở phụ nữ. Để hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh và biết cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc hãy dành vài phút theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu

Đau thần kinh tọa khi mang thai là triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tùy vào vị trí và mức độ bị chèn ép mà cơn đau sẽ có sự khác nhau giữa từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên triệu chứng đau thần kinh tọa đặc trưng ở bà bầu vẫn là cảm giác đau ở một phần ở vùng thắt lưng hông. Cơn đau có xu hướng lan rộng sang phía sau mông, đùi và bắp chân. Đến các ngón chân thì có cảm giác tê gian, châm chích, thỉnh thoảng cảm thấy cơ gân ngón chân tê giật.

Ở những trường hợp nghiêm trọng, khả năng vận động của bà bầu bị hạn chế rõ rệt, việc đi lại khó khăn, đau đớn. Theo sự phát triển của thai nhi cùng với áp lực của bụng bầu, chị em có thể phải trải qua một số cảm giác tồi tệ hơn. Cụ thể như:

  • Cảm giác đau tăng nặng khi di chuyển, ngồi xuống hoặc đứng lên
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy tê yếu ở hai chân, khả năng đi lại ngày càng bị hạn chế

đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu

Dấu hiệu đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ là lúc thai nhi phát triển rất nhanh về trọng lượng. Cân nặng của mẹ bầu cũng tăng rõ rệt theo từng tuần. Điều này khiến cho dấu hiệu đau thần kinh tọa khi mang thai càng trở nên dữ dội hơn. Mẹ bầu có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng như:

  • Đau nhức khi vận động: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng khớp háng, vùng hông. Đau hơn khi leo cầu thang, khi đi bộ,… Đau nhiều về ban đêm dẫn đến khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Tê bì chân tay và các bộ phận khác: Dây thần kinh tọa bị chèn ép khiến người bệnh mất cảm giác chi trong một số thời điểm nhất định. Ngoài ra tình trạng tê bì còn xảy ra ở vùng hông, hai bên mông, cẳng chân,…
  • Xuất hiện triệu chứng cứng khớp: Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng cuối thường kèm theo hiện tượng cứng khớp. Triệu chứng bệnh xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Dấu hiệu đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng cuối

Nguyên nhân đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai là hiện tượng phổ biến với hơn 50% bà bầu gặp phải tình trạng này. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Do kích thước tử cung tăng gấp nhiều lần so với bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Sự tăng lên về kích thước của tử cung đã gây sức ép lớn cho các bộ phận xung quanh, trong đó có dây thần kinh tọa.
  • Sự thay đổi nhanh chóng về cân nặng: Trung bình trong thời kỳ mang thai phụ nữ sẽ tăng từ 9 – 15kg. Sự thay đổi nhanh chóng về cân nặng đã chèn ép lên các bộ phận trong ổ bụng và gây áp lực lớn đến dây thần kinh tọa. Vì vậy mẹ bầu thường bị đau nhức cơ thể dọc theo đường đi của dây thần kinh này
  • Cơ thể mẹ bầu phải tập trung chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi: Điều này khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cấu trúc xương khớp, dây chằng, gân cơ,… trở nên lỏng lẻo và giảm chức năng hoạt động. Gây ra cảm giác đau nhức ở dây thần kinh tọa
  • Do bệnh về cột sống: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống đã gây ra sự chèn ép dây thần kinh tọa. Do đó mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng đau nhức, nhói buốt ở thắt lưng hông, mặt sau đùi và bàn chân.

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Về mặt lý thuyết, đau thần kinh tọa khi mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Đa số các trường hợp chỉ khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi vận động, sinh hoạt. Sau sinh triệu chứng này sẽ được cải thiện dần. Tuy nhiên trên thực tế không ít trường hợp dây thần kinh tọa chèn ép tủy sống, gây ra biến chứng teo cơ, tàn phế suốt đời. Lúc này sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng và đối mặt với những rủi ro đáng tiếc. Những biến chứng này thường xảy ra khi mẹ bầu bị đau thần kinh tọa do các bệnh lý về cột sống. Do đó để đảm bảo an toàn cho bé yêu và bảo vệ sức khỏe tốt hơn, chị em nên chủ động thăm khám, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không

Đau thần kinh tọa khi mang thai phải làm sao?

Để giảm triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chườm nóng vị trí đau nhức: Tác dụng của nhiệt độ sẽ giúp làm giãn nở mạch máu, điều tiết mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết. Nhờ vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn
  • Xoa bóp, massage vùng thắt lưng: Tương tự việc chườm nóng, xoa bóp, massage cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm căng cẳng cho dây chằng, gân cơ, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức khá hữu hiệu
  • Tập yoga: Đây là bộ môn thể dục thể thao có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức bền, tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp. Những lợi ích này cũng giúp giảm áp lực dây thần kinh, điều hòa khí huyết và giảm đau hiệu quả
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và tư thế nghỉ ngơi: Nếu bị đau thần kinh tọa khi mang thai, mẹ bầu nên dùng một chiếc gối kê dưới thắt lưng khi ngủ. Đồng thời hạn chế ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế. Kết hợp với việc bồi bổ sức khỏe, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin, magie, sắt,…. cũng giúp khắc phục tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai hiệu quả
  • Sử dụng thuốc: Trong trường hợp cơn đau quá sức chịu đựng mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thuốc giảm đau. Tuy vậy thuốc Tây có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu không nên lạm dụng điều trị bệnh bằng cách này.

Nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về đau thần kinh tọa khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thai kỳ khỏe mạnh. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *