Đau thần kinh tọa có nên đi bộ? Người bệnh thần kinh tọa có nên tập thể dục không? Là những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Có không ít ý kiến cho rằng các vận động thể chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến tình trạng nhức mỏi tồi tệ hơn. Một số khác lại cho rằng thể thao rất tốt với bệnh lý thần kinh tọa. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau nhé!
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ?
Phần lớn người bị đau thần kinh tọa thường ngại đi bộ vì cho rằng đi bộ có thể gây ảnh hưởng không tốt và làm các triệu chứng tồi tệ hơn, nhất là với những trường hợp bị tê chân hoặc mất sức ở chân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đi bộ không khiến bệnh trở nên nghiêm trọng mà có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe. Cụ thể, đi bộ có các lợi ích sau đây:
- Hỗ trợ cải thiện chứng đau cứng khớp đầu gối, cổ chân và làm giảm đáng kể tình trạng tê bì chân. Việc hạn chế vận động ở chân không chỉ khiến khí huyết lưu thông kém mà còn gia tăng nguy cơ biến chứng bại liệt ở người bệnh thần kinh tọa.
- Đi bộ thường xuyên còn giúp xương khớp và cơ bắp giải tỏa căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó, phần thắt lưng của người bệnh cũng được thư giãn đang kể, nhờ vậy mà dây thần tọa không còn chịu nhiều chèn ép và thương tổn nữa.
- Người bệnh đi bộ đều đặn có thể duy trì được vóc dáng khỏe mạnh, giảm stress và áp lực công việc, loại bỏ cảm giác lo lắng, mệt mỏi do tình trạng đau nhức kéo dài gây ra. Không những vậy, đi bộ còn thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp nói chung.
Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề “Đau thần kinh tọa có nên đi bộ?” chính là “Có”.
Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau thần kinh tọa
Để đi bộ đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn giày tập thích hợp: Đối với bài tập đi bộ, giày tập đóng một vài trò đặc biệt quan trọng. Người bệnh nên lựa chọn những đôi giày vừa chân, đế giày thấp và được làm bằng cao su chống trơn trượt. Giày tập cũng không nên quá cứng hay kích mũi chân vì có thể khiến bệnh nhân gặp chấn thương hoặc bị phồng rộp chân.
- Thời gian đi bộ: Với những bệnh nhân đau thần kinh tọa mới tập hoặc đã lâu không đi bộ đường dài, tốt nhất là nên lựa chọn thời gian đi bộ vừa phải, dao động trong khoảng 15 đến 20 phút. Khi cơ thể đã hình thành thói quen với cường độ luyện tập hàng ngày, người bệnh có thể từ từ kéo dài thời gian đi bộ, ví dụ như 30 phút đến 45 phút hàng ngày.
- Không nên đi bộ quá sức: Chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và luyện tập đúng cách chính là lắng nghe cơ thể. Người bệnh đau thần kinh tọa không nên đi bộ quá sức mà chỉ nên luyện tập trong giới hạn cho phép. Nếu người bệnh cảm thấy triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thì nên ngừng tập ngay và dành thời nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn và thả lỏng.
- Duy trì chế độ luyện tập hàng ngày: Người bệnh nên duy trì chế độ luyện tập hàng ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Đi bộ không đem lại tác dụng cải thiện nhanh chóng trong 1 – 2 ngày mà cần có thời gian luyện tập kéo dài trong nhiều ngày. Người bệnh cũng có thể liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa hoặc các huấn luyện viên chuyên nghiệp để được tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng nhất.
Đau thần kinh tọa có tập thể dục được không?
Bên cạnh vấn đề “Đau thần kinh tọa có nên đi bộ?”, nhiều người bệnh cũng quan tâm đến việc liệu có nên tập thể dục hay không. Theo các chuyên gia, giống như đi bộ, luyện tập thể dục thể thao đều đặn cũng sở hữu rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thể dục thể thao giúp người bệnh tăng cường độ dẻo dai xương khớp, lưu thông tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất, cải thiện các triệu chứng như đau nhức, tê bì chân tay,… Không những vậy, việc luyện tập thường xuyên cũng giúp nâng cao sức đề kháng, loại bỏ mỡ thừa, phòng ngừa các tình trạng tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao,…
Có rất nhiều môn thể thao mà người bệnh đau thần kinh tọa có thể lựa chọn để luyện tập. Ví dụ như:
- Bơi lội: Bơi lội được xem là lựa chọn tuyệt vời với những người đang gặp vấn đề về xương khớp, nhất là bệnh thần kinh tọa. Môi trường luyện tập dưới nước giúp người bệnh tránh được các tác động, áp lực không đáng có lên cột sống và dây thần kinh tọa. Bơi lội cũng giúp giảm stress và duy trì vóc dáng hiệu quả.
- Yoga: Nhiều người bệnh cũng lựa chọn yoga để luyện tập hàng ngày. Yoga có cường độ nhẹ nhàng, không gây kích thích dây thần kinh bị chèn ép và giúp người bệnh loại bỏ đáng kể tình trạng đau nhức khó chịu kéo dài. Bên cạnh đó, yoga còn kết hợp các bài tập thở, giúp bệnh nhân điều hòa hệ thống hô hấp và giải tỏa căng thẳng hàng ngày.
Dù lựa chọn bộ môn nào, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ luyện tập, chuẩn bị đầy đủ thiết bị, trang phục hoặc dụng cụ, tránh tập quá sức hoặc tập hời hợt, có như vậy mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Người bệnh cần ngừng tập nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường và thông báo ngay đến bác sĩ để có biện pháp xử lý thích hợp.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề “Đau thần kinh tọa có nên đi bộ?”. Người bệnh không nên hạn chế vận động thể chất mà nên dành nhiều thời gian hơn để luyện tập thể thao. Điều này giúp tình trạng bệnh nhanh cải thiện đồng thời hạn chế được nguy cơ biến chứng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.