Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cần thiết thực hiện 

Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp sẽ giúp người bệnh dễ dàng xác định được tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, nhanh chóng.

Khi nào cần xét nghiệm viêm khớp dạng thấp?

Một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất hiện nay chính là viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự rối loạn tại hệ miễn dịch, các kháng thể tự tấn công hệ miễn dịch. Chính điều này khiến mức độ bệnh trở nên phức tạp, khó chữa trị. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này đó là:

  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp khi vừa ngủ dậy hay khi giữ một tư thế quá lâu. Tình trạng này biến mất sau khoảng 30 phút kể từ khi ngủ dậy. Bệnh tái phát thường xuyên và liên tục.
  • Các khớp tay có tình trạng sưng tấy, nóng rát và đỏ. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này bằng mắt thường.
  • Xuất hiện các hạt dưới da có kích thước nhỏ khoảng 5 – 15mm, khi chạm vào không có cảm giác đau. Các hạt nhỏ này xuất hiện tại những vị trí nhất định như đầu gối, cổ tay, khuỷu tay.
  • Một số người bệnh xuất hiện tình trạng thiếu máu khiến tinh thật mệt mỏi, có thể kèm theo sốt nhẹ.

Tuy nhiên rất nhiều bệnh lý khác cũng có chung những triệu chứng như trên. Vì vậy để xác định chính xác nguyên nhân bệnh cũng như tình trạng bệnh, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp khẳng định được bạn có mắc viêm khớp dạng thấp hay không.

Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh cũng như giúp người bệnh có khả năng phục hồi. Bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức tại khớp.

xét nghiệm viêm khớp dạng thấp

Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp

Hiện các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp được chia thành hai dạng chính là các xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm đặc trưng dành riêng cho người bị viêm khớp. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm chung và cơ bản

Một số xét nghiệm chung sẽ được tiến hành ở mọi người bệnh để có thể biết được tình trạng viêm nhiễm và nhận biết được người bệnh đang mắc bệnh lý xương khớp nào. Các xét nghiệm này bao gồm:

Xét nghiệm máu

Dựa trên các chỉ số về hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu có thể đưa ra những kết luận cụ thể về sức khỏe của bệnh nhân. Tình trạng viêm nhiễm được thể hiện qua sự tăng bất thường của bạch cầu và tiểu cầu, kèm theo đó là hồng cầu suy giảm.

Xét nghiệm hóa sinh

Kết quả của xét nghiệm này biểu thị được sự trao đổi chất trong cơ thể có cân bằng hay không. Khi bất kỳ một chỉ số nào có bất thường (chẳng hạn nồng độ các chất điện giải, các ion kali, natri…..) thì khả năng bạn đang mắc viêm khớp dạng thấp.

Không chỉ vậy thông qua xét nghiệm hóa sinh bạn còn phát hiện ra được bệnh lý về tim mạch, chức năng gan, thận và bệnh lý tiểu đường.

Xét nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu

Dựa trên sự lắng đọng hồng cầu nhanh hay chậm mà có thể xác định được sự viêm nhiễm trong cơ thể. Ở nam giới, chỉ số bình thường nằm trong khoảng từ 1 – 13 mm/hr, ở nữ tốc độ này đạt khoảng 1 – 20 mm/hr.

Viêm nhiễm trong cơ thể được xác định dựa trên tốc độ lắng của hồng cầu. Đối với nam giới, độ lắng máu bình thường từ 1mm/hr đến 13mm/hr, nữ giới sẽ từ 1mm/hr đến 20mm/hr.

Người bị viêm khớp dạng thấp thì tốc độ này sẽ tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên chỉ số do viêm khớp dạng thấp gây ra sẽ không lớn hơn 100mm/hr. Nếu khi chỉ số này lớn hơn 100mm/hr, người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc ung thư.

Đây là xét nghiệm quan trọng được đánh giá cao trong việc xác định mức độ viêm nhiễm ở cơ thể người bệnh.

Xét nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu

Xét nghiệm CRP

Có nhiều cách để xét nghiệm viêm nhiễm của cơ thể, xét nghiệm CRP là cách xác định thông qua định lượng protein và thông qua máu. Ý nghĩa đặc biệt của xét nghiệm này là cho phép xác định được tình trạng viêm cấp tính.

Người bệnh bị viêm nhiễm sẽ cho kết quả CRP cao hơn trong 6 giờ đầu. Người bị mắc bệnh lý về các chỉ số hematocrit hay globulin cũng không gây ảnh hưởng tới xét nghiệm này.

Xét nghiệm ANA

Viêm khớp dạng thấp dễ dàng bị nhầm lẫn với bệnh lý lupus ban đỏ, vì vậy khi muốn xác định chính xác bệnh lý này người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng thể, kháng phân ANA thông qua huyết thanh.

Huyết thanh của bệnh nhân được phân tích bằng kính hiển vi. Kết quả ANA khoảng 50% chứng tỏ bạn bị viêm khớp dạng thấp. Nếu kết quả lên tới 95% nghĩa là người bệnh bị mắc bệnh lupus ban đỏ.

Ngoài ra người bệnh sẽ được chỉ định thêm đo điện tâm đồ và các xét nghiệm liên quan tới phổi, thận nếu cần thiết.

Các xét nghiệm dành riêng cho viêm khớp

Xét nghiệm RF

Dành riêng cho người bị bệnh về khớp do RF là loại kháng thể có trong huyết thanh được sản xuất bằng hệ miễn dịch cơ thể.

Xét nghiệm này cho biết những rối loạn trong hệ miễn dịch biểu hiện thông qua sự tăng quá mức chỉ số RF.

Các xét nghiệm dành riêng cho viêm khớp

Xét nghiệm Anti CCP

Khi cần độ chính xác cao hơn xét nghiệm RF thì xét nghiệm Anti CCP được tiến hành. Thông thường hai xét nghiệm này được thực hiện đồng thời, bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm cùng với triệu chứng bên ngoài để đưa ra những chẩn đoán ban đầu.

Chẩn đoán hình ảnh

Thường gặp nhất là chụp X quang. Dựa trên hình ảnh chụp các khớp xương sẽ xác định được vị trí xương bị bào mòn hay biến dạng.

Ngoài ra bạn còn có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp khi cần độ chính xác cao hơn. Phương pháp này dựa trên tình trạng bệnh, sự chỉ định của bác sĩ.

Bài viết đã đưa ra các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cần thiết, phổ biến nhất hiện nay. Các xét nghiệm này có độ chính xác cao và đều dễ dàng thực hiện ở bất kỳ bệnh viện, cơ sở y tế nào. Khi có triệu chứng đau nhức hãy thăm khám kịp thời để tăng hiệu quả trị bệnh cũng như giúp việc trị bệnh trở nên nhanh chóng, có phương hướng phù hợp nhất.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *