Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cũng được rất nhiều người quan tâm. Bởi, chúng có thể mang lại hiệu quả tương đối cao, song lại khá an toàn và ít gây đau đớn cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về cách thực hiện và những lưu ý khi áp dụng phương pháp này nhé.
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Theo y học cổ truyền, huyệt là những vị trí hội tụ khí và cơ năng của toàn bộ cơ thể. Do đó, khi tác động đến những nơi này bằng cách day, ấn, bóp,… thì có thể kích hoạt nguồn năng lượng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục các thương tổn. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bạn cần thực hiện các cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm theo đúng các trình tự như sau.
Với những bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm, trước khi tiến hành bấm huyệt, cần phải được làm nóng cơ thể, đặc biệt là phần lưng và vùng mông. Mục đích của việc này chính là để làm giãn và làm mềm cơ, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời giúp tinh thần người bệnh trở nên thư giãn. Thông thường, người bấm huyệt sẽ sử dụng 3 động tác cơ bản để thực hiện.
- Thứ nhất là day: Sử dụng gốc ngón tay cái và mô ngón út ấn mạnh xuống vùng da gần cột sống của người bệnh, sau đó di chuyển tay theo đường trong.
- Thứ 2 là lăn: Sử dụng khớp ngón út và mu bàn tay, tác động một lực nhất định lên da người bệnh, sau đó lăn dọc 2 bên cột sống cho tới mông.
- Cách thứ 3 là dùng cả bàn tay vừa bóp, vừa kéo da của người bệnh. Thực hiện liên tục khoảng 3 lần, cho tới khi người bệnh cảm thấy nóng hơn thì dừng lại.
Tiếp theo, bạn thực hiện bấm huyệt tại các vị trí sau để chữa thoát vị đĩa đệm:
Huyệt A Thị
Huyệt A Thị là một huyệt không có vị trí cụ thể, mà chỉ được xác định bằng cách xem chỗ nào người bệnh cảm thấy đau. Khi day ấn huyệt này sẽ giúp người bệnh thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ tuần hoàn lưu thông. Từ đó làm giảm các cơn đau cục bộ do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Huyệt Thận Du
Thận Du là một huyệt nằm ngay ở vùng thắt lưng, gần đốt sống thứ 14. Đây là một huyệt có nhiều công dụng liên quan đến can thận, vì vậy được gọi là huyệt Thận Du.
Để xác định vị trí của nó, bạn có thể lấy vị trí của rốn làm trung tâm, kéo đối xứng sang hai bên rồi lấy đối diện về phía cột sống. Đây chính là vị trí của huyệt mệnh môn. Từ huyệt mệnh môn, ta kéo sang ngang 2 bên với độ dài khoảng 1,5 ngón tay trỏ. Vị trí này được gọi là huyệt thận du.
Day ấn huyệt thận du có tác động tích cực đến các bệnh lý về xương khớp, giúp mạnh gân cốt và giảm tình trạng đau lưng một cách đáng kể.
Huyệt Cách Du
Huyệt Cách Du có vị trí sau lưng, nằm ngay tại trên gai đốt sống thứ 7. Đây là huyệt đạo chủ trị các bệnh lý về đau nhức xương khớp. Chúng có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, giải phóng sự chèn ép của các dây thần kinh và làm giảm sự căng cơ. Do đó, day ấn huyệt này thường xuyên có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm, sưng, phù nề ở người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Huyệt Đại Trường Du
Theo ghi chép của y học cổ truyền, huyệt Đại Trường Du là nơi các dòng khí của ruột già lưu thông, di chuyển. Vì vậy, việc day ấn huyệt này có tác dụng chữa trị các bệnh lý về tiêu hóa là chủ yếu. Tuy nhiên, đây cũng là một huyệt có liên quan lớn đến dây thần kinh tọa- dây thần kinh lớn nhất chi phối phần dưới của cơ thể. Vì thế, việc day ấn huyệt này thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu bị chèn ép dây thần kinh tọa.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Do hệ thống huyệt đạo trên cơ thể rất phức tạp, tốt nhất, bạn đọc nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện các bài tập, xoa bóp này. Để các cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thực hiện theo đầy đủ các bước như trên. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai cũng có thể dùng phương pháp này, ví dụ như phụ nữ có thai hay người mắc các chứng bệnh về tim mạch.
Trên đây là tổng kết một số cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, cũng như những lưu ý khi thực hiện chúng. Hi vọng qua bài viết, độc giả đã có thêm thông tin hữu ích, cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Tin liên quan:
- Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có hại không?
- Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không? Chi phí thực hiện