Viêm phổi không điển hình là gì? Nguyên nhân chính gây bệnh

Viêm phổi không điển hình được biết đến là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do 3 loại vi khuẩn gây ra. Căn bệnh này thường có triệu chứng nhẹ, nên khó có thể nhận ra như viêm phổi điển hình vì vậy sẽ khó chữa trị hơn. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm phổi không điển hình.

Viêm phổi không điển hình là gì?

Thuật ngữ viêm phổi điển hình được các nhà khoa học đưa ra vào năm 1938 và được sử dụng để chỉ một căn bệnh có những triệu chứng nhẹ hơn so với viêm phổi.

Viêm phổi điển hình đang có xu hướng gia tăng và chiếm tới 15-25% tổng số các ca bệnh của viêm phổi. Bởi viêm phổi không điển hình là căn bệnh do vi khuẩn gây ra và có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, trong đó lứa tuổi thường gặp là trẻ 2-10 tuổi và người lớn dưới 40 tuổi. Phổ biến nhất là độ tuổi học đường với tỷ lệ lên tới 75-80%.

Đặc biệt bệnh này thường xuất hiện ở những người sinh sống và làm việc ở nơi đông người như trường học, nhà tù, nơi ở cho những người vô gia cư. Bệnh sẽ lây nhiễm qua nước bọt hoặc nước mũi trong quá trình nói chuyện, giao tiếp.

Bệnh chỉ có thể chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng điều quan trọng là phải sử dụng đủ liều, không được dừng quá sớm nếu không sẽ khiến nguy cơ tái phát cao hoặc mang tới biến chứng nguy hiểm.

Viêm phổi không điển hình

Nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình

Có nhiều tác nhân gây nên căn bệnh viêm phổi điển hình trong đó có 3 tác nhân chính có thể kể đến là:

  • Mycoplasma pneumoniae: Tác nhân này là nguyên nhân chính gây nên bệnh, chiếm từ 55 – 70% trường hợp bệnh nhân bị bệnh trong đó sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến những người dưới 40 tuổi;
  • Chlamydia pneumoniae: Tác nhân xếp thứ hai này sẽ chiếm từ 10 – 15% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trong đó độ tuổi phổ biến nhất là trẻ em.
  • Legionella pneumoniae: Tác nhân này hiếm gặp hơn và chỉ chiếm từ 5 – 7% trường hợp, nhưng khi mắc bệnh sẽ có thể diễn biến nặng hơn so với các tác nhân gây bệnh khác.

Đây là ba tác nhân chính gây nên căn bệnh này. Không chỉ vậy tỉ lệ người lành mang vi khuẩn cũng chiếm đến 30-35% trong cộng đồng.

Triệu chứng viêm phổi không điển hình

Một trong những thông tin được quan tâm nhất đó là triệu chứng của viêm phổi không điển hình. Bởi ở giai đoạn ủ bệnh bệnh thường không có biểu hiện, chỉ khi bị khởi phát mới có biểu hiện mà lúc này người bệnh thường sẽ diễn biến nhanh và trở nặng, không thể theo dõi. Những triệu chứng khi khởi phát bệnh:

  • Người bệnh sốt cao và liên tục, nhiệt độ từ 39-40 độ. Trong nhiều trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng hạ thân nhiệt và không sốt nên không thể phán đoán bệnh.
  • Người bệnh ho nhiều thành cơ hoặc ho khan sau đó có đờm.
  • Khản tiếng do ho lâu và nhiều
  • Hiện tượng đau tức ngực
  • Thở dốc, thở nhanh so với bình thường

Đây là những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có đủ các triệu chứng hoặc có 1 trong các triệu chứng này. Chính bởi vậy viêm phổi điển hình thường khó chẩn đoán cũng như khó phát hiện.

Triệu chứng viêm phổi không điển hình

Chẩn đoán viêm phổi không điển hình

Để chẩn đoán được tình trạng bệnh bác sĩ thường sẽ dựa trên lứa tuổi của bệnh nhi đồng thời thăm khám các biểu hiện lâm sàng và những yếu tố dịch tễ để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó sẽ dựa trên một số phương pháp như:

  • Sử dụng xét nghiệm huyết học: Đây là phương pháp xét nghiệm máu và dựa trên chỉ số huyết đồ trong xét nghiệm để xác định người bệnh có bị viêm phổi không điển hình hay không? Nếu bị bệnh người bệnh có xu hướng tăng nhẹ lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu đa nhận không tăng hoặc tăng không rõ ràng, các protein phản ứng tăng cao.
  • Sử dụng xét nghiệm sinh hóa: Các xét nghiệm này xác định tình trạng của bệnh nhân xem có sự biến đổi hay không, suy thở nặng hay không và tiến hành đo khí máu.
  • Xét nghiệm vi sinh: Sử dụng xét nghiệm này để phân tích hình ảnh vi sinh vật đồng thời đưa ra những giá trị chẩn đoán để xác định căn nguyên gây bệnh. Thông thưởng ở trẻ em nếu mắc bệnh viêm phổi không điển hình sẽ tìm ra những bằng chứng để xác định đoạn gen ADN không điển hình bằng cách nuôi cấy hoặc xét nghiệm PCR.
  • X-quang phổi: Việc chụp X-Quang cũng góp phần xác định tình trạng bệnh. Nếu mắc bệnh hình ảnh X-Quang sẽ thể hiện việc tổn thương ở nhu mô sau đó được lan tỏa ra xung quanh. Đồng thời phổi hình mờ, không đều, có sự tổn thương hoặc tràn dịch ở mức nhẹ.

Chẩn đoán viêm phổi không điển hình

Các bác sĩ cần khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán viêm phổi. Trong đó các triệu chứng như sốt, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực là quan trọng nhất để chẩn đoán lâm sàng và xác định mức độ nặng của bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định sau khi bố mẹ đưa trẻ nghi ngờ bị viêm phổi đến thăm khám.

Để xác định tình trạng viêm phổi điển hình, bệnh nhân cần tìm đến những bệnh viện lớn, uy tín nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm

Điều trị viêm phổi không điển hình

Để điều trị viêm phổi không điển hình có thể sử dụng một số liệu pháp sau:

  • Chống suy hô hấp: Để thực hiện điều này cần sử dụng liệu pháp oxygen đồng thời theo dõi sát sao nhịp thở, tiến hành khí máu và hút để thông thường đường thở đồng thời truyền nước và cung cấp điện giải cho bệnh nhân.
  • Điều trị hạ trợ: Sử dụng thuốc để giảm sốt và cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân.
  • Sử dụng kháng sinh: Sử dụng các nhóm kháng sinh cần thiết với liều lượng thích hợp đảm bảo đủ liều trong vòng 2-7 ngày hoặc 10-14 ngày tùy thuộc loại kháng sinh.

>> Xem thêm: Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì? Chẩn đoán và dự phòng

Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh viêm phổi không điển hình. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát nhất và hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *