Phù phổi cấp là gì? Triệu chứng và cách chữa phù hợp

Phù phổi cấp là tình trạng mao mạch phổi bị tràn ngập bởi thanh dịch từ huyết tương đột ngột gây khó thở cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu ngay các triệu chứng lâm sàng cũng như nguyên nhân gây bệnh để gia tăng hiệu quả điều trị.

Phù phổi cấp là bệnh gì?

Phù phổi cấp là một dạng phổi chứa đầy dịch đột ngột đi vào túi khí bên trong gây ra hiện tượng khó thở. Những dịch huyết thanh hay máu tràn vào lòng phế nang do các yếu tố như tổn thương phế nang mạch hay thực thể thành mạch gọi là phù phổi tổn thương. Hoặc trường hợp phù phổi do tăng áp lực thủy tĩnh mao quản phổi hay còn gọi là phù phổi huyết động.

Hầu hết hiện tượng phù phổi đều có thể là do vấn đề về tim. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phù phổi do các tác động từ bên ngoài vào. Khi bắt gặp tình trạng khó thở cấp nghi ngờ bị phù phổi cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu để xử lý kịp thời. Tránh trường hợp nguy kịch không chữa trị kịp có thể dẫn đến tử vong.

>> Viêm phổi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây phù phổi

Có hai dạng phù phổi thường gặp là phù phổi cấp tổn thương và phù phổi huyết động. Mỗi loại bệnh khác nhau  thường có các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

phù phổi cấp là gì

Phù phổi cấp tổn thương

Phù phổi cấp tổn thương là dạng bệnh có thể dẫn đến xơ phổi rất khó điều trị và dễ dàng gây tử vong trong trường hợp thiếu oxy. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng phù phổi cấp tổn thương được thống kê như:

  • Nhiễm độc do hít phải các hơi độc như khí Cl, NH3, CO, formon, phosgene…
  • Nhiễm trùng bởi các vi khuẩn ác tính từ bệnh cúm, nhiễm khuẩn gram.
  • Tình trạng sốc do hít phải dịch dạ dày
  • Thời gian thở oxy kéo dài và tăng độ cao
  • Thực hiện xạ trị vùng phổi

Phù phổi huyết động

Đây là tình trạng phù phổi do bệnh tim gây ra. Cụ thể là do một số bệnh lý như:

  • Cao huyết áp
  • Suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim
  • Bệnh hẹp lỗ van tim
  • Bội nhiễm phế quản phổi, viêm nội tâm mạc
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc chẹn canxi và β

Ngoài ra, có những trường hợp bệnh nhân bị phù phổi cấp hỗn hợp là do các nguyên nhân như cơ chế thần kinh bị tổn thương não và tủy sống, tắc động mạch phổi, sử dụng thuốc co mạch và truyền dịch nhiều…

Triệu chứng phù phổi cấp

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh phù phổi mà các triệu chứng xuất hiện khác nhau. Tuy nhiên hầu hết tình trạng phù phổi cấp đều có một số triệu chứng điển hình sau đây.

  • Khó thở đột ngột, nhịp thở nhanh và gây ra các cơn ho dữ dội.
  • Ho và khạc ra các chất dịch nổi bọt có màu hồng.
  • Thường có cảm giác khó thở khi nằm, cơ thể tím tái, toát mồ hôi nhiều.
  • Đầu các chi bị ẩm ướt, lạnh.
  • Ran ở hai phế quản, đôi khi nghe tiếng thở rít khi thở ra giống như lên cơn hen phế quản.
  • Mạch đập nhanh có lúc không đều.
  • Huyết áp thay đổi đột ngột.

Ngoài những triệu chứng lâm sàng trên, khi được thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu thì phim X-quang thể hiện bóng mờ ở hai bên phổi, hình ảnh không rõ nét. Đốm mờ khu trú ở trước rốn phổi và đậm hơn về phần đáy phổi.

Các phương pháp điều trị phù phổi cấp

Hiện nay, y học phát triển việc điều trị phù phổi cấp an toàn hiệu quả cũng có rất nhiều phương pháp. Thường được sử dụng chủ yếu là điều trị nội khoa và ngoại khoa.

phù phổi cấp

Điều trị nội khoa

  • Thở oxy qua ống thông ở mũi hoặc mặt nạ để đạt được chỉ số PO2 > 60mmHg. Trong trường hợp hô hấp bị ức chế nặng thì đặt nội khí quản kết hợp thở máy.
  • Dùng lợi tiểu đường Furosemid tĩnh mạch giúp tác động với 3 cơ chế là lợi tiểu làm giảm hậu tải, giãn mạch ngoại biên nhanh.
  • Thuốc nitrat ngậm dưới lưỡi hoặc truyền đường tĩnh mạch là phương thức tiếp cận dùng để giảm tiền gánh của thất trái. Nếu trường hợp không đáp ứng điều trị thì người bệnh được chỉ định chích máu tĩnh mạch hoặc lọc huyết tương.
  • Morfin sulfat 8mg dùng đường tĩnh mạch có thể lặp lại khoảng 2 – 4 giờ có tác dụng tăng sức chứa tĩnh mạch làm giảm áp lực nhĩ trãi. Từ đó giúp làm giảm hiệu quả thông khí trong các ca phù phổi cấp. Tuy nhiên morfin có thể gây ứ CO2 làm giảm động tác hô hấp nên bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng.
  • Aminophylin: Dùng trong các trường hợp co thắt phế quản khi phù phổi thường được sử dụng bằng cách hít thuốc đối kháng beta hoặc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
  • Nitroprussid: Phù hợp với bệnh nhân có áp lực động mạch tăng, dung lượng tim thấp. Chỉ định thêm thuốc tăng sức co bóp cơ tim để hỗ trợ trường hợp hạ huyết áp.

Điều trị ngoại khoa

Người bệnh phải chấp nhận can thiệp xâm lấn trong các trường hợp hở van lá cấp, nhồi máu cơ tim dẫn đến thủng vách liên thất.

Phòng ngừa phù phổi cấp hiệu quả

Chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của tình trạng phù phổi cấp. Do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này được đánh giá là vô cùng quan trọng. Lưu ý một số biện pháp giúp giảm nguy cơ này như sau:

  • Hạn chế sử dụng chất béo, ăn nhiều chất xơ trong rau củ trái cây tươi.
  • Luôn theo dõi huyết áp đều đặn
  • Không sử dụng quá nhiều muối và gia vị, cai thuốc lá.
  • Luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động.
  • Hạn chế căng thẳng, stress làm tăng huyết áp.

>> Xem thêm: Phổi bị mờ là dấu hiệu của bệnh gì?

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về chứng bệnh phù phổi cấp. Bạn và gia đình cần đặc biệt cẩn trọng bởi đây là hiện tượng nguy hiểm tới tính mạng. Hy vọng đã cung cấp thêm thông tin hữu ích giúp bạn ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chuyên mục.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *