Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm như thế nào để người bệnh tránh khỏi những cơn đau đớn. Thực tế khi mắc căn bệnh này, những vấn đề về sinh hoạt thường ngày của người bệnh đều trở nên khá khó khăn. Cùng tìm hiểu lời giải đáp cho những thắc mắc trên trong bài viết sau nhé!
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?
Rất nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cho rằng cần phải tĩnh dưỡng, nằm nghỉ trên giường và hạn chế vận động. Vậy liệu quan niệm này có thực sự đúng đắn? Câu trả lời là không hẳn. Bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh về hệ xương khớp. Và để quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, người bệnh không nên nằm quá nhiều cũng không nên vận động mạnh thường xuyên.
Cụ thể, khi vận động mạnh, hệ xương khớp tại vị trí bị tổn thương sẽ ngày càng trầm trọng hơn khiến bệnh khó có thể phục hồi nhanh. Song song với đó, việc nằm nhiều cũng không tốt. Người bệnh chỉ nên nằm nghỉ tối đa 10 giờ/ ngày để cơ thể thư giãn. Con số này đã bao gồm cả thời gian ngủ ban đêm là 8 giờ đồng hồ và 1-2 giờ nghỉ ban ngày.
Việc nằm nhiều quá 10 giờ/1 ngày vừa không thể giúp giảm cơn đau nhức mà ngược lại, hệ xương khớp sẽ dần mất đi tính linh hoạt vốn có. Từ đây khả năng chữa bệnh thành công cũng kém hẳn đồng thời gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.
Tư thế nằm cho người bị thoát vị đĩa đệm
Vậy sau khi đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không thì tư thế nằm ngủ như thế nào cũng rất quan trọng với người bệnh. Dưới đây là 4 tư thế ngủ được các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên áp dụng mỗi ngày:
Tư thế nằm nghiêng sang trái
Những người bệnh bị thoát vị tại lưng thì việc nằm ngửa sẽ khá khó khăn. Do đó người bệnh có thể chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái. Bạn hãy đặt thêm 1 tấm đệm bé hoặc chiếc gối êm giữa hai đầu gối. Trường hợp vùng eo gần thắt lưng của bạn có khoảng trống với giường khi nằm nghiêng thì có thể kê thêm một chiếc gối mỏng.
Những chiếc gối kê thêm này sẽ giúp việc nằm nghiêng của bạn thoải mái hơn. Vùng đầu gối và xương sống cũng được căn chỉnh, giảm bớt áp lực tác động lên đĩa đệm.
Tư thế nằm sấp
Với người bình thường, tư thế nằm sấp không tốt. Tuy nhiên những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở lưng hoặc cổ thì đây chính là giải pháp hữu hiệu để làm giảm những cơn đau do bệnh gây ra. Để nằm thoải mái với tư thế này, người bệnh hãy kê một chiếc gối êm, nhỏ ở phần bụng để cột sống thắt lưng tránh được áp lực. Phần mặt người bệnh nên nằm úp vào gối êm, nghiêng sang bên thuận.
Tư thế ngủ quay sang hai bên
Nằm nghiêng sang trái trong cả đêm dài cũng không phải là cách hay. Người bệnh nên kết hợp ngủ quay sang hai bên. Sau khi nằm ngửa, bạn hãy từ từ nghiêng người sang một bên. Hai chân co lên bụng, lưng hơi cong sẽ giúp cột sống kéo giãn hơn, giảm sức chèn ép lên đĩa đệm.
Tư thế nằm ngửa
Với một số bệnh nhân có thói quen nằm ngửa thì nên kê thêm 2 chiếc gối: Một chiếc ở ở phần trống giữa thắt lưng và giường, chiếc còn lại kê dưới khe đầu gối. Sự hiện diện của những chiếc gối này sẽ giúp cân nặng của toàn cơ thể được phân chia đều đặn hơn. Từ đây áp lực của cơ thể tác động vào cột sống lưng và đĩa đệm cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên nếu cảm thấy tư thế này khó khăn thì người bệnh nên linh hoạt chuyển đổi, kết hợp các tư thế ngủ với nhau. Việc chỉ nằm theo một tư thế rất dễ gây đau nhức cơ. Bạn nên lưu ý tới vấn đề này.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức bổ ích cho bạn. Hẹn gặp lại trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!
Tìm hiểu:
- Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì? Có chính xác không?
- Thoát vị đĩa đệm có tập Gym được không? Bài tập gym cho người bệnh