Viêm phế quản cấp là gì? Có tự khỏi được không? Cách điều trị

Viêm phế quản cấp là một bệnh lý hô hấp thường mắc phải vào mùa lạnh, ẩm. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bài viết hôm nay, các chuyên gia của chúng tôi sẽ những kiến thức về tình trạng viêm phế quản ở giai đoạn nhẹ này để mọi người có thể hiểu hơn.

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng người bệnh bị sưng và viêm ở ống phế quản phổi còn được biết đến với tên gọi khác là cảm lạnh ngực. Bệnh thường được phát triển trong vài ngày dù cơn ho có thể tiếp tục kéo dài tới cả tuần.

Viêm phế quản cấp tính là giai đoạn đầu của viêm phế quản. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan bệnh có thể tiến triển trở thành mãn tính. Khi đó, việc điều trị khó khăn hơn.

Vì sao bị viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc của phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường. Niêm mạc phế quản bao gồm các tế bào tiết nhầy, các tế bào có lông với nhiệm vụ bắt, giữ các hạt bụi và chuyển chúng ra ngoài cơ thể.

Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản cấp là do:

  • Do virus: Theo số liệu thống kê, có tới 50-90% bệnh nhân bị viêm phế quản cấp là do virus gây ra. Các virus gây bệnh là virus cúm gia cầm, dịch SARS, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng herpes gây ra.
  • Do vi khuẩn: Trường hợp người mắc viêm phế quản cấp do vi khuẩn rất hiếm gặp. Các nhóm vi khuẩn này bao gồm: Mycoplasma, chlamydia và các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp.

Vì sao bị viêm phế quản cấp

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cấp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản gồm có:

  • Hút thuốc lá: Thuốc là một chất kích thích đối với phổi, nó gây ra tổn thương ở cấp độ tế bào. Điều này làm tổn thương đến mô phổi, đặc biệt là lông mao, khiến mô phổi dễ bị viêm phế quản cấp hơn. Ngoài ra, những người hút thuốc lá nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Sức đề kháng kém: Điều này có thể là hậu quả của một căn bệnh cấp tính khác như cảm lạnh. Nguyên nhân này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già hơn.
  • Tiếp xúc với hóa chất thường xuyên: Một trong những nguy cơ khiến viêm phế quản phát triển mạnh hơn đó là việc người bệnh thường xuyên tiếp xúc, làm việc ở môi trường có hóa chất độc hại, gây ra tình trạng kích thích phổi.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp mà có những biểu hiện riêng biệt. Người bệnh nên chú ý tới các triệu chứng dưới đây để nhận biết mình và người thân có đang bị viêm phế quản cấp hay không để có hướng điều trị kịp thời.

Viêm phế quản cấp có biểu hiện gì?

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản cấp thường rất dễ nhận biết:

  • Triệu chứng ban đầu là sốt cao 37 đến 39 độ C, đau đầu, đau mỏi người, rát họng, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Sau khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng ban đầu, người bệnh có thể bị ho sau đó. Lúc đầu ho có thể sẽ khô, sau đó có kèm đờm. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần.
  • Một triệu chứng khác dễ nhận biết là sự thay đổi màu sắc trong dịch nhầy. Từ màu trắng sang màu xanh hoặc màu vàng. Điều này không có nghĩa là viêm phế quản cấp do vi khuẩn hay do virus, nó chỉ cho biết hệ miễn dịch đang hoạt động.

Một số dấu hiệu nguy hiểm

Bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám nếu xuất hiện bất kỳ các triệu chứng khẩn cấp dưới đây:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Ho nặng và sâu.
  • Khó thở.
  • Tức ngực.
  • Sốt cao từ 38 độ C trở lên.
  • Ho kéo dài hơn 10 ngày.

triệu chứng viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp có tự khỏi không?

Thông thường bệnh viêm phế quản cấp có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp người bệnh có sức đề kháng kém hoặc người nghiện thuốc lá, tình trạng ho sẽ kéo dài hơn. Đặc biệt, khi chuyển sang thể bội nhiễm, bệnh có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra còn không ngoại trừ trường hợp xuất các biến chứng nguy hiểm khác như suy hô hấp, viêm phổi,…

Vì vậy khi gặp một trong các triệu chứng trên, người bệnh nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám hoặc có biện pháp điều trị tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chữa viêm phế quản cấp

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp sẽ được điều trị tại nhà, trừ những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng mới cần điều trị tại bệnh viện.

Mẹo chăm sóc tại nhà

Bước chăm sóc tại nhà rất quan trọng, giúp các triệu chứng viêm phế quản cấp trở nên tốt hơn.

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid OTC như ibuprofen (Advil) và naproxen giúp làm dịu viêm họng.
  • Dùng máy tạo ẩm trong không khí giúp nới lỏng chất nhầy trong mũi và ngực, cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.
  • Uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước lọc và trà để giúp chất nhầy trong mũi được làm loãng. Khi sử dụng trà, bạn có thể thêm vài lát gừng sẽ giúp giảm sự kích thích của ống phế quản.
  • Mật ong từ lâu được biết là thức uống trị ho vô cùng hiệu quả. Đối với bệnh nhân viêm phế quản cấp cũng nên sử dụng mật ong để giúp giảm các cơn ho và làm cổ họng dịu hơn.

Điều trị viêm phế quản cấp

Chữa viêm phế quản cấp do vi khuẩn

Khi người bệnh được chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thì việc điều trị không chỉ dừng lại ở các bước chăm sóc đơn giản tại nhà mà cần được sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Sử dụng những thuốc kháng sinh có tác dụng chống co thắt phế quản như theophylin và salbutamol.
  • Khi viêm phế quản cấp kéo theo chứng ho có đờm liên tục trong 5-10 ngày, người bệnh có thể sử dụng các thuốc long đờm như prednisolon.
  • Trường hợp người bệnh có triệu chứng ho khan có thể dùng terpin-codein, paxeladine để giảm ho.
  • Viêm phế quản cấp kèm theo sốt cao trên 38 độ C có thể dùng panadol, efferalgan để hạ sốt.

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm phế quản cấp. Hy vọng đã cung cấp được cho độc giả những thông tin sức khỏe hữu ích. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *