Suy thận độ 3 là một trong năm giai đoạn tiến triển của bệnh suy thận mạn. Khác với suy thận cấp tính (tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng) suy thận mạn tiến triển âm thầm khó phát hiện. Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc suy thận giai đoạn III đồng nghĩa rằng mức lọc cầu thận đã giảm ở mức trung bình.
Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?
Suy thận độ 3 xảy ra khi thận bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho thận không còn hoạt động tốt như bình thường. Cụ thể trong trường hợp này thận bị suy giảm đến 80% chức năng, mức độ lọc của tiểu cầu thận giảm chỉ còn 10-15ml/giờ. Suy thận độ 3 được chia làm hai giai đoạn (giai đoạn 3a và giai đoạn 3b) dựa theo chỉ số tốc độ lọc của cầu thận.
- Giai đoạn 3a: Thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức từ 45 – 59 mL/phút/1,73m².
- Giai đoạn 3b: Tổn thương thận từ trung bình đến nặng, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức khoảng từ 30 – 44 mL/phút/1,73m².
Do bệnh tiến triển lặng lẽ, thậm chí không có biểu hiện rõ ràng nhiều bệnh nhân chỉ vô tình biết mình bị suy thận mạn khi đã có biến chứng xảy ra. Suy thận độ 3 thường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, thiếu máu, tăng huyết áp. Biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh là biến chứng về tim mạch và nguy cơ tiến triển sang suy thận độ 4 hoặc độ 5 là rất cao.
Một số triệu chứng của suy thận độ 3 bao gồm:
- Sưng ở tay và chân, thực chất là phù do cơ thể bị giữ nước.
- Đau nhức các cơ dẫn đến lưng đau nhức mỏi đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn.
- Mất ngủ
- Đi tiểu nhiều hay ít hơn bình thường, nước tiểu có màu bất thường.
- Người luôn mệt mỏi, da xanh xao, khó thở.
Suy thận độ 3 sống được bao lâu?
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để, tận gốc cho cưn bệnh này. Tuy nhiên đối với bệnh nhân suy thận độ 3 nói riêng và bệnh nhân suy thận nói chung thời gian sống có thể được kéo dài lên đến hàng chục năm. Điều này tùy thuộc vào phác đồ điều trị phù hợp và thái độ tích cực, hợp tác điều trị của người bệnh.
Người bệnh nếu được phát hiện sớm điều trị kịp thời, tích cực hợp tác chữa trị thì thời gian hồi phục nhanh hơn và người bệnh có thể sống bình thường. Ngược lại nếu bệnh nhân có thái độ tiêu cực như từ chối điều trị hay có suy nghĩ buông bỏ bệnh sẽ tiến triển xấu đi rất nhanh. Nếu bệnh phát nặng sẽ phải tính đến phương án cuối cùng là chạy thận, lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Suy thận độ 3 nên ăn gì?
Khi bị suy thận độ 3 nếu bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sỹ thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển đến giai đoạn nặng có thể gây tử vong. Ở giai đoạn 3b bác sỹ có thể ra chỉ định lọc máu cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh có tiên lượng xấu. Tuy nhiên ở giai đoạn 3a bệnh nhân chưa cần thiết phải lọc máu mà thông qua việc dùng thuốc, kiểm soát biến chứng cũng như chế độ ăn phù hợp để bảo tồn chức năng thận.
Một số khuyến cáo đã được đưa ra nhằm giúp các bệnh nhân suy thận độ 3 xây dựng được chế độ ăn phù hợp. Việc có một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo tồn chức năng thận và cải thiện sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:
- Hạn chế ăn muối do việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho thận. Người bệnh thận chỉ nên ăn từ 2-4g muối/ ngày.
- Uống nhiều nước: Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Tuy nhiên lưu ý rằng giai đoạn suy thận nặng, bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê.
- Giảm lượng đạm tiêu thụ, không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm như: nghêu, sò, tôm,cua…
- Tăng cường ăn một số loại ngũ cốc, trái cây và rau quả.
- Thực hiện theo phác đồ chữa trị của bác sỹ để theo dõi chặt chẽ tình hình chuyển biến của bệnh, thăm khám thường xuyên.
Bên cạnh đó cũng phải lưu ý mỗi người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng riêng. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất hãy gặp các chuyên gia để được tư vấn chế độ ăn cụ thể và phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
Hiện nay tại Việt Nam các bệnh không truyền nhiễm như suy thận, tăng huyết áp, … đang có xu hướng gia tăng đột biến. Các chuyên gia sức khỏe ước tính, có khoảng 5% người trưởng thành biểu hiện triệu chứng của suy thận độ 3. Bệnh thận mạn tính đã trở thành một vấn đề lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng với tỷ lệ mắc ngày một gia tăng. Hãy chú ý nếu có những triệu chứng như trên bạn cần đến gặp bác sỹ ngay để được tư vấn nhé.
Có thể bạn muốn biết: Suy thận độ 2 sống được bao nhiêu lâu?