Viêm thanh khí phế quản là gì? Chẩn đoán và điều trị

Viêm thanh khí phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp trên. Bệnh thường xảy ra ở nhóm đối tượng là trẻ em, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho đường hô hấp của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ diễn giải cặn kẽ những thông tin về bệnh này, mời các bạn cũng theo dõi.

Viêm thanh khí phế quản là gì?

Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản là tình trạng viêm nhiễm bởi siêu vi khuẩn, xảy ra ở đường hô hấp trên, cụ thể là: thanh quản, khí quản và phế quản. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, độ tuổi từ 3 tháng cho đến 5 tuổi, đặc biệt bệnh hay xảy ra ở trẻ 2 tuổi. Nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trưởng thành, người già, tuy nhiên tỷ lệ ít hơn so với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bệnh này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt bệnh sẽ phát triển nhanh và mạnh nhất ở những ngày trong mùa đông hoặc mùa mưa, ẩm ướt, thời tiết se lạnh. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng lúc.

Xem thêm: Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, có nguy hiểm không?

Chẩn đoán viêm thanh khí phế quản

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm thanh khí phế quản, các bác sĩ sẽ dựa vào hai tiêu chí sau đây:

Dấu hiệu khi thực hiện thăm khám lâm sàng:

Khi thăm khám, người bệnh có thể bị ho và ho rất nhiều. Đối với trẻ, tiếng ho sẽ là ho khan và có tiếng ông ổng rất đặc biệt, đây được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng như người bị cảm thông thường như: Sốt, chảy nước mũi, khàn giọng,…. Đối với nhiều trường hợp, bé có thể kèm theo tiếng thở rít. Tiếng thở rít chính là một dấu hiệu khi mà các bé hít hơi vào sẽ phát ra một âm thanh bổng, gắt và có phần ồn ào, người ta gọi đó là tiếng thở rít.

Khi bệnh tiến triển nặng ở trẻ em sẽ xuất hiện thêm một dấu hiệu nữa của bệnh lý, được mô tả như sau: Khi trẻ em hít thở thì trên ngực, khu vực giữa các xương sườn hoặc dưới cổ có hiện tượng da bị lõm vào và trẻ bắt đầu khó thở.

Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm và nặng nhất cũng vào ban đêm khi thời tiết chuyển sang se lạnh. Thông thường các triệu chứng sẽ hết sau vài ngày, nhưng ho sẽ kéo dài đến 3 tuần.

Dấu hiệu xét nghiệm cận lâm sàng

Nếu như các dầu hiệu bên trên vẫn chưa thể hiện rõ ràng ở người bệnh, các bác sĩ có thể cho người bệnh đi chụp X-quang vùng cổ và ngực. Khi đó, trên hình phim X-quang sẽ xuất hiện dấu hiệu hẹp vùng hạ thanh môn, hay còn gọi dấu hiệu tháp chuông.

Chẩn đoán viêm thanh khí phế quản

Phác đồ điều trị viêm thanh khí phế quản

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản chính là: Phục hồi việc lưu thông cho đường thở của người bệnh, thông khí và đảm bảo có đủ oxy, cuối cùng là loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.

Dựa vào nguyên tắc trên, chúng ta lại có thêm 3 trường hợp bệnh lý cần để xử trí như sau:

Trường hợp đối với bệnh lý thể nhẹ

Bệnh nhẹ là khi người bệnh hoặc trẻ chỉ có khàn tiếng và chưa có khó thở nhiều, chỉ khóc khi ho và cơn ho cũng không thường xuyên. Theo chuyên gia thì các triệu chứng này sẽ khỏi sau khoảng vài ngày, cơn  ho thì kéo dài hơn và người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị, chăm sóc tại nhà.

Việc cần làm lúc này trong trường hợp này chính là hạ sốt, giảm ho, giảm cảm giác khó chịu và sử dụng thực phẩm hợp lý để bổ sung năng lượng cho người bệnh.

Trường hợp đối với bệnh lý thể trung bình

Trường hợp này, người bệnh hoặc trẻ đã có dấu hiệu của việc khó thở, tuy nhiên mức độ khó thở là không đáng kể và thể trạng nhìn chung vẫn còn tốt. Lúc này, các bác sĩ ngoài việc điều trị cơn sốt, giảm ho cho người bệnh có thể kèm theo việc hỗ trợ đường thở bằng các loại thuốc như prednisolone hoặc dexamethasone,….

Bệnh nhân vẫn có thể điều trị ngoại trú hoặc nhập viện nếu có nhu cầu. Nếu điều trị ngoại trú, người bệnh cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe của người bệnh hoặc trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường nào thì hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị và xử trí kịp thời. Người bệnh cần tuân thủ đúng lịch tái khám để có được hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

Trường hợp đối với bệnh lý thể nặng

Bệnh lý thể nặng có nghĩa là người bệnh hoặc trẻ sẽ cảm thấy khó thở thường xuyên, ngay cả khi đang nghỉ ngơi cũng khó thở. Cơ thể có dấu hiệu của việc thiếu oxy, người trở nên tím tái và có nhiều kích thích.

Trong trường hợp này, người bệnh hoặc trẻ cần phải nhập viện ngay lập tức để có thể điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Việc đầu tiên cần làm cho người bệnh đó chính là giải quyết tình trạng khó thở, cung cấp oxy cho người bệnh. Thở oxy sẽ được các bác sĩ chỉ định thông quan cannula, cùng với đó là sử dụng adrenalin khí dung 0,1% từ 2 cho đến 5ml. Bệnh nhân cũng cần phải bổ sung thêm kháng sinh với các thuốc như: Ceftriaxone hoặc dexamethason ở dạng tiêm.

Trong trường hợp bệnh diễn tiến xấu, người bệnh hoặc trẻ có hiện tượng ngưng thở thì các bác sĩ có thể chỉ định thở oxy bằng nội khí quản và theo dõi từ 1 đến 2 ngày. Khi tình trạng đã ổn định, người bệnh có thể tháo đường thở nội khí quản và điều trị theo thuốc như trên.

Việc phục hồi và điều trị hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào chẩn đoán viêm thanh khí phế quản

Do đây là một bệnh lý xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ, nên việc phục hồi sức khỏe và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác, chăm sóc của các bậc phụ huynh.

Các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn bệnh cần phải lưu ý nhiều đến những bất thường của trẻ để kịp thời xử lý, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của các y bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ.

Xem thêm: Bệnh tâm phế mạn là gì? Tiêu chuẩn chẩn đoán tốt nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết liên quan đến chủ đề bệnh viêm thanh khí phế quản. Hy vọng những thông tin thiết thực và hữu ích này sẽ giúp được các bạn trong việc bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và cho các đứa trẻ trong gia đình.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *