Lao phổi ở trẻ em nguyên nhân và phác đồ điều trị

Theo thông tin từ Bộ y tế, bệnh lao phổi ở trẻ em đang là gánh nặng của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Ước tính mỗi năm có đến 11% trẻ em mắc bệnh lao mỗi năm trong tổng số ca mắc mới. Chính vì vậy mỗi người, mỗi gia đình cần nâng cao kiến thức về bệnh lao phổi ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân lao phổi ở trẻ em

Lao phổi ở trẻ em là một trong những bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ thường có nguy cơ bị lao phổi khi vô tình hít phải trực khuẩn lao có trong không khí. Các vi khuẩn này tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong không khí sau khi được phát tán ra ngoài. Khi trẻ hít phải không khí chứa vi khuẩn lao, nguy cơ mắc bệnh rất có thể xảy ra.

Ngoài ra, bệnh lao phổi ở trẻ em còn có thể mắc phải do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ em sống trong gia đình có người mắc bệnh lao thể hoạt động
  • Trẻ sống trong các khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao
  • Hệ thống miễn dịch kém do mắc các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc HIV
  • Trẻ đang điều trị bằng một số loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch
  • Trẻ từng đến các khu vực đang có dịch lao hoặc đã từng tiếp xúc với người bệnh
  • Hệ thống chăm sóc y tế ở địa phương trẻ sinh sống chưa hợp lý

Nguyên nhân lao phổi ở trẻ em

Triệu chứng lao phổi ở trẻ em

Các triệu chứng lao phổi ở trẻ em sẽ có những đặc điểm khác nhau giữa từng trường hợp, tùy theo độ tuổi và giới tính khác nhau. Tuy nhiên, có một số biểu hiện đặc trưng của bệnh lao ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là:

  • Sốt, cơ thể ớn lạnh và ho
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Cơ thể chậm phát triển
  • Cơn ho có thể kéo dài nhiều hơn 3 tuần, ho ra máu hoặc ho có đờm
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Viêm tuyến
  • Đổ nhiều mồ hôi về ban đêm
  • Trẻ bị đau ở ngực

Nếu sau khi các triệu chứng lao phổi ở trẻ em bùng phát mà không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh lao sẽ tiến triển nhanh chóng với những diễn biến nghiêm trọng hơn. Trẻ thường gặp phải các biểu hiện nguy hiểm hơn. Ví dụ như: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, dễ bị kích thích, ho dai dẳng, khó thở, hơi thở nhanh, sưng hạch bạch huyết, khó thở,…

Lao phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Lao phổi là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm. Với trẻ em bệnh càng được đặt vào tình thế báo động bởi hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ còn yếu, trẻ chưa biết cách tự chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh. Các triệu chứng bệnh lao ở trẻ nhỏ cũng ít khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tất cả những yếu tố này đã làm tăng mức độ nguy hiểm cho người bệnh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn lao, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào phổi. Sau đó lan tỏa khắp các bộ phận khác trên cơ thể, thận, não và cột sống. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ với các bệnh lý như: Bại liệt, mù lòa, teo cơ, động kinh, vẹo cột sống,…Trong trường hợp không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Lao phổi ở trẻ em có nguy hiểm không

Chẩn đoán lao phổi ở trẻ em

Việc chẩn đoán bệnh lao phổi ở trẻ em có thể được thực hiện bằng cách xét nghiệm tuberculin trên da. Điều này giúp bác sĩ có thể khẳng định trẻ có đang bị nhiễm khuẩn lao hay không.

Để chẩn đoán bệnh, bệnh nhi sẽ được tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn lao đã qua tình chế. Sau đó làm bất hoạt một vùng da thuộc mặt trên của cánh tay. Nếu xảy ra phản ứng sưng và tấy đỏ ở vị trí tiêm, trẻ đã bị nhiễm khuẩn lao.

Bệnh nhi sẽ được kiểm tra vùng da được tiêm trong vòng 48 – 72h giờ và đo đường kính của vùng da bị sưng đỏ. Nhằm mục đích phát hiện trẻ có từng bị mắc bệnh lao hay không bởi nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh lao mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm đờm, chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu,…

Phác đồ điều trị lao phổi ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị kháng lao: Có thể sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc kháng lao. Đảm bảo đủ liều và đúng thời gian
  • Điều trị các biến chứng của bệnh
  • Điều trị thử trong trường hợp không thể loại trừ và tổng trạng của người bệnh không cho phép việc chờ đợi

Xử lý bệnh ban đầu

Trong trường hợp cấp cứu: Xử trí ngay lập tức các rối loạn theo phác đồ suy hô hấp hoặc tăng áp lực hộp sọ,…

Phác đồ điều trị lao phổi ở trẻ em

Xử trí đặc hiệu

  • Kháng lao: Ở giai đoạn điều trị tấn công, điều trị trong vòng 2 tháng, dạng lao màng não điều trị trong 3 tháng. Phối hợp 3 đến 4 loại thuốc kháng lao. Ở giai đoạn duy trì điều trị liên tục 4 tháng, với bệnh lao màng não điều trị trong 9 tháng. Phối hợp 2 loại thuốc kháng lao RH
  • Liều lượng sử dụng thuốc kháng lao: Thuốc Streptomycin (S): 20 – 40mg/Kg/ngày, trung bình sử dụng 1 liều 1 ngày. Thuốc Rifampicin (R): 10 – 20mg/Kg/ngày, sử dụng 1 lần 1 ngày. Thuốc Isoniazid (H): 10 – 15 mg/Kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần. Thuốc Pyrazinamid (Z): 20 – 40mg/Kg/ngày, mỗi ngày dùng 1 lần. Thuốc Ethambutol (E): 15 – 25mg/Kg/ngày, mỗi ngày dùng 1 lần

Bước xử lý tiếp theo

  • Thông thường sau từ 7 – 10 ngày điều trị, các triệu chứng lâm sàng như sốt, tri giác,… đã có dấu hiệu tốt hơn.
  • Các triệu chứng chụp X-quang có cải thiện với tốc độ chậm. Sau 1 tháng dịch não tủy sẽ dần được cải thiện
  • Trong trường hợp các triệu chứng lâm sàng không đáp ứng, bác sĩ cần đưa ra chẩn đoán khác và sử dụng các loại thuốc kháng lao phù hợp hơn
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc thường gặp như: Trẻ bị vàng da, thị lực giảm,…

Trên đây là một số thông tin về bệnh lao phổi ở trẻ em và phác đồ điều trị đang được áp dụng phổ biến. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *