Viêm khớp dạng thấp có di truyền? Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý rối loạn tự miễn khá phổ biến ở nước ta. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà còn có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế nếu không được điều trị hiệu quả. Vậy viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Viêm khớp dạng thấp có di truyền?
Theo chia sẻ của các chuyên gia hệ Cơ xương khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất di truyền. Nhiều nghiên cứu y khoa cho rằng sự khởi phát của căn bệnh này có sự phối hợp giữa đặc điểm mã gen và tác động từ môi trường. Một trong số các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những trẻ em sinh ra trong gia đình có bố mẹ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi người trưởng thành.
Bên cạnh đó, trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã khẳng định rằng, một người có nguy cơ mắc bệnh đạt ngưỡng cao nhất khi mang gen có sự liên kết đặc hiệu với bệnh. Ngoài ra sẽ có kèm theo một số yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì hoặc hút thuốc lá. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ vẫn chưa thể dự đoán chính xác rằng một người mang gen mắc bệnh thì bệnh có thực sự sẽ xảy ra trong tương lai hay không.
Số liệu thống kê từ hội di truyền học tại San Diego Mỹ năm 2014 đã công bố, có đến hơn 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đã di truyền cho con. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh từ rất sớm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và làm suy giảm sự phát triển của trẻ.
Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 2 nhóm đối tượng. Một nhóm có cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhóm còn lại có bố mẹ không mắc bệnh. Kết quả cho thấy có hơn 50% trẻ trong nhóm có bố hoặc mẹ mắc bệnh cũng bị viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy có đến 70% nguy cơ viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có mối liên hệ đến yếu tố di truyền. Trong đó, các mã gen mang tính di truyền của căn bệnh này là:
- Mã gen HLA: Đây là gen có nhiệm vụ phân biệt protein tự nhiên trong cơ thể và loại protein gây bệnh. Đồng thời nó cũng có chức năng cảm ứng và điều chỉnh lại phản ứng xảy ra ở hệ miễn dịch. Nếu trẻ thừa hưởng gen này từ bố hoặc mẹ thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với những đứa trẻ khác.
- Mã gen STAT4: Mã gen này có nhiệm vụ trong sự chết tự nhiên và tái sinh của các tế bào Th1. CDKN1A. Vai trò chính của nó là kích hoạt và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể
- Mã gen TRAF và C5: Nó chính là thủ phạm kích thích các yếu tố gây ra phản ứng sưng viêm mãn tính thường gặp khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
- PTPN22: Những trẻ em sinh ra thừa hưởng mã gen này từ gia đình có nguy cơ mắc bệnh sớm. Triệu chứng bệnh tiến triển rất nhanh với những biến chứng rất nguy hiểm
Giải thích rõ hơn về tính di truyền trong bệnh viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ cho biết kháng thể HLA từ người mẹ di truyền sang con chính là mã gen gây ra bệnh ở trẻ nhỏ. Sự tác động của gen trong viêm khớp dạng thấp được thể hiện rõ ràng ở những cặp trẻ sinh đôi cùng trứng. Tỷ lệ mắc bệnh ở những đứa trẻ này thường cao hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng qua các mã gen HLA-DR4 và HLA – DR1.
Tuy vậy, các bác sĩ cũng cho biết thêm, không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều có tính di truyền. Đây chỉ là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc còn khá nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho mỗi người. Do đó mọi người cần chủ động trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Như vậy bài viết đã giải đáp đến bạn đọc câu hỏi “viêm khớp dạng thấp có di truyền?” Hy vọng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.