Thận nằm ở vị trí nào chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể, nhưng ít ai hiểu rõ vị trí, chức năng của nó. Bài viết sau sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về thận. Mời các bạn cùng theo dõi!
Thận nằm ở vị trí nào?
Thận là một bộ phận bên trong cơ thể, có hình giống hạt đậu và có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Một quả thận có độ dài khoảng 12 centimet và có khối lượng khoảng 170gram. Bao thận là vỏ ngoài được cấu tạo bởi các mô sợi màu trắng. Tiếp đến, phần ngoài của thận được gọi là vỏ thận, nơi chứa các đơn vị thận. Mỗi quả thận lại được chia thành các thuỳ khác nhau.
Thận nằm ở phía sau phúc mạc và ổ bụng, phía bên trái và phải của cột sống lưng. Phía trên ngang với xương số 11 – 12, phần bìa ngoài gần đốt sống số 3. Thông thường, thận trái sẽ nằm cao hơn thận phải. Đồng thời, khi hô hấp cũng có một chút thay đổi vị trí khoảng 1 – 2 cm và thận ở nam giới to hơn so với nữ giới.
Thận có chức năng gì?
Thận hay còn gọi là cật ở động vật, là cơ quan chính bài tiết trong hệ tiết niệu. Mỗi người bình thường sẽ có hai quả thận và nó đảm nhiệm nhiều chức năng.
Hệ tiết niệu giữ một vai trò sống còn trong việc duy trì sự cân bằng dịch và thành phần hoá học của cơ thể. Trong đó hai quả thận kiểm soát sự cân bằng của dịch, “rửa” máu bằng cách tách các chất thải và độc tố, điều hoà độ pH hay độ axit.
Cứ mỗi 25 phút cơ quan hình hạt đậu này lại làm sạch và lọc tất cả máu của chúng ta. Tất cả các chất thải đều được bài tiết vào nước tiểu, 1.700 là số lít máu được thận tiếp nhận trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Chức năng chính của thận là làm sạch máu và lọc chất thải. Thận sẽ tiến hành lọc các chất cặn bã, độc hại sau đó chỉ giữ lại tế bào máu và các protein. Các chất sau lọc sẻ được bài tiết vào dịch lọc và trở thành nước tiểu.
Thận nắm giữ vị trí quan trọng trong việc, điều hòa thể tích máu. Khối lượng dịch ngoại bào ở trong cơ thể được nó kiểm soát bằng cách bài tiết ra nước tiểu. Khi ta cung cấp một lượng lớn nước vào cơ thể thì số lượng nước tiểu sẽ cao lên, hoặc giảm đi khi ta bị mất nước.
Đồng thời, nó còn đảm nhận chức năng nội tiết do sản xuất ra hormon renin. Renin tham gia vào điều hòa huyết áp, cung cấp erythropoietin có chức năng làm tăng sản xuất hồng cầu của tủy xương khi oxy ở mô giảm.
Ngoài ra, thận còn có mặt trong chu trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ các nguồn khác nhau. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dài ngày và bị nhiễm acid ở hô hấp mạn tính thì đã có thận tham gia giải quyết vấn đề..
Bởi vì, thận giữ một vai trò tuyệt đối quan trọng trong cơ thể, vậy nên chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ và giúp cho thận của chúng ta luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều chúng ta cần biết:
Những thực phẩm tốt cho thận bạn cần lưu ý
- Ớt chuông đỏ có chứa hàm lượng kali thấp và được yêu thích bởi công dụng cực kỳ tốt cho thận. Vì, nếu trong máu hàm lượng kali tồn tại cao thì thận sẽ khó đào thải, kết quả lâu dài sẽ gây suy thận mạn tính. Trong khi, thực phẩm này có chứa các hoạt chất có lợi như các loại vitamin và những chất khác rất tốt cho cơ thể.
- Bắp cải cũng chứa hàm lượng kali rất tốt cho thận và gan, trong loại thực phẩm này có chứa hoạt chất phytochemical có khả lợi trong việc chống lại sự hình thành các gốc tự do gây nên bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, cải bắp lại giàu các chất xơ, vitamin K, vitamin B6, vitamin C và acid folic là những chất có lợi.
- Súp lơ xanh là một loại thực phẩm cùng dòng với rau cải, nó chứa các hợp chất tốt cho thận. Bên trong, có nhiều acid folic với chất xơ có tác dụng làm cho thận được sạch và tăng sức khỏe toàn trạng.
- Củ măng tây có ích trong việc làm sạch quả thận, và giúp ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận. Đồng thời, nó có khả năng giúp đỡ thận hoàn thành chức năng của mình một cách bình thường.
- Rau cải xoăn có chứa nhiều chất có lợi như vitamin và canxi với nhiều chất khoáng tốt, đặc biệt nó chứa rất ít kali.
- Lượng protein và natri đưa vào cơ thể cần được kiểm soát chặt chẽ. Bởi, nếu natri và protein bên trong bị dư thừa quá nhiều mà không kịp đào thải ra bên ngoài. Chúng ta sẽ gặp các bệnh lý về thận, đột quỵ có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Những thói quen tốt cần được thiết lập và duy trì
- Uống đủ nước mỗi ngày: Chúng ta cần cung cấp tối thiểu 2 lít nước vào cơ thể mỗi ngày. Nếu không được cung cấp đủ lượng nước, máu và thận của cơ thể sẽ không thực hiện tốt chức năng của mình. Khi đó các áp lực nước lớn sẽ không thể được tạo ra, thận sẽ không thải được độc tố qua đường tiết niệu ra ngoài.
- Duy trì chế độ tập thể dục 30p mỗi ngày, để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, thể dục thể thao còn giúp chúng ta thư giãn, giảm stress, tăng cường sức khỏe con người.
Bài viết mang đến một số kiến thức cơ bản, để quý bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi “ Thận nằm ở vị trí nào”, qua đây giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về thận, cách bảo vệ thận, cũng như là sức khỏe nói chung. Cảm ơn quý bạn đã đọc bài!