Tê chân tay khi ngủ vốn dĩ tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế đôi khi đây lại là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết đây là dấu hiệu của bệnh lý nào bạn nhé.
Tê chân tay khi ngủ biểu hiện bệnh gì?
Tình trạng ngứa hay nóng ran, tê bì tay chân khi đang ngủ được gọi ngắn gọn bằng cụm từ tê chân tay khi ngủ. Dấu hiệu này là triệu chứng cho bệnh lý nào? Bạn đọc có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Bệnh ống cổ tay
Bệnh lý này khá phổ biến, dễ gặp ở phụ nữ đang mang thai hay những người thường vận động nhiều ở các ngón tay. Nguyên nhân gây bệnh là do sự rối loạn thần kinh ngoại vi, người bệnh xuất hiện các u bao hoạt dịch ở vùng cổ tay, dẫn tới các bệnh lý về khớp như thấp khớp.
Bệnh ống cổ tay có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tay. Ban đầu bạn có cảm giác đau nhức ở ba ngón giữa, đôi khi kèm theo tê cứng. Khi ngủ bàn cảm thấy tê bì ba ngón tay hoặc cả bàn tay. Tình trạng tê bì có thể lan rộng xuống cánh tay, cổ tay. Lâu ngày người bệnh gặp khó khăn trong cầm nắm, run tay.
Tiểu đường
Tiểu đường vốn dĩ là căn bệnh không còn xa lạ nhưng lại khá ít người biết rằng đây cũng là nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ. Khi bị tiểu đường giai đoạn nặng, cơ thể không còn khả năng kiểm soát lượng đường trong máu khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Đi kèm theo đó là tốc độ dẫn truyền thần kinh bị suy giảm, dẫn đến rối loạn cảm giác. Dưới sự tác động của các tổn thương này, người bệnh bắt đầu xuất hiện cảm giác tê, nóng ran ở tay chân như bị kiến bò hay kim châm.
Do bệnh lý liên quan dây thần kinh ngoại biên
Một số bệnh lý liên quan tới dây thần kinh ngoại biên cũng gây ra tình trạng tê bì khi ngủ trong thời gian dài đó là: Chấn thương, người nghiện rượu, sử dụng nhiều rượu, rối loạn tự miễn, dây thần kinh bị chèn ép bởi các khối u.
Đột quỵ
Các cơn đau tê bì vùng tay chân có thể là dấu hiệu sớm của căn bệnh đột quỵ hay thiếu máu não. Khá đặc biệt là nếu tê bì do đột quỵ thì cơn tê bì diễn ra đột ngột, trong thời gian từ 10 đến 20 phút, người bệnh thấy tay nặng, khó cầm nắm, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu…
Bị thiếu vitamin B
Tình trạng thiếu vitamin B ở người già, người ăn thiếu chất hay bị rối loạn tiêu hóa cũng gây ra các cơn tê bì ở tay, chân.
Tê tay chân khi ngủ có nguy hiểm không?
Các cơn tê bì tay chân khi ngủ có thể do nguyên nhân cơ học hoặc bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Với người bị tê tay chân do nằm lâu, ngồi sai tư thế hoặc có vật chèn ép lên chân, tay khi ngủ trong thời gian dài được xem là nguyên nhân cơ học. Tình trạng tê bì sẽ biến mất khi người bệnh thay đổi tư thế nằm, ngồi hay loại bỏ áp lực khỏi vùng tay, chân. Các cơn tê bì tay chân thường diễn ra trong thời gian ngắn nên không nguy hiểm.
Tuy nhiên đối với trường hợp cơn tê bì kéo dài, không thuyên giảm khi thay đổi tư thế, xuất hiện nhiều lần thì phần lớn là do các bệnh lý cụ thể gây ra. Có thể thấy các bệnh lý dẫn tới tình trạng tê tay chân khi ngủ đã được nêu trên đều là các bệnh lý nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Vậy nhưng hầu hết khi gặp tình trạng tê tay chân người bệnh thường khá chủ quan hoặc nhầm lẫn với cơn đau cơ học, từ đó để bệnh kéo dài. Lâu ngày bệnh trở thành mãn tính hoặc vào giai đoạn nặng, khó điều trị.
Khi tình trạng tê bì không thuyên giảm người bệnh cần thăm khám kịp thời để phát hiện nguyên nhân gây bệnh, tránh để bệnh phát triển nặng. Dựa theo phác đồ điều trị và nếu phát hiện sớm thì bệnh không quá nguy hiểm, có thể điều trị được.
Cách chữa tê tay chân khi ngủ
Chữa tê tay chân khi ngủ theo phương pháp nào còn dựa trên nguyên nhân sâu xa của bệnh. Hiện có các biện pháp điều trị như sau:
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Người bị tê tay chân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ như sử dụng thuốc đều đặn, thăm khám thường xuyên. Nếu tê tay chân do bệnh lý xương khớp có thể tham khảo thêm các bài tập vật lý trị liệu giúp giãn cơ, tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
Thay đổi tư thế khi ngủ thường xuyên
Nếu bị đau do cơ học người bệnh không nên nằm, ngồi một tư thế quá lâu. Thường xuyên thay đổi tư thế sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, cũng là giảm bớt áp lực lên xương khớp, phần tay chân. Có thể tăng cường thêm các động tác massage để giúp các cơn tê bì nhanh chóng biến mất.
Thực hiện bài xoay cổ tay, cổ chân
Một cách chữa tê tay chân khi ngủ khá hữu hiệu là bạn đọc có thể thực hiện bài xoay cổ tay, cổ chân trước khi ngủ. Nhẹ nhàng xoay cổ tay theo vòng tròn để giảm bớt nhức mỏi. Với cổ chân bạn đọc đứng thẳng người, lấy chân trái làm trụ, nhấc gót bàn chân phải lên khỏi mặt sàn. Từ từ xoay đều cổ chân để tập luyện giúp tăng độ dẻo dai, linh hoạt, hạn chế thoái hóa khớp.
Thực hiện bài tập trên trong 5 phút sau đó đổi bên, lấy chân phải làm trụ và thực hiện tương tự. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện từ 2 – 3 lần trong một tháng sẽ thấy hiệu quả nhất định.
Thăm khám bác sĩ khi tê tay chân khi ngủ kéo dài
Quan trọng nhất vẫn là bạn đọc nên đi thăm khám bác sĩ khi tình trạng tê tay chân khi ngủ kéo dài, không giảm đi dù đã thay đổi tư thế. Việc thăm khám sẽ hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh cũng góp phần phát hiện bệnh sớm, giúp quá trình trị bệnh trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Tê tay chân khi ngủ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm và cần được chữa trị sớm. Bạn đọc không nên chủ quan khi thấy cơ thể xuất hiện các cơn tê bì thường xuyên. Mong bạn đọc đã có đủ thông tin cần thiết để có thể phòng ngừa cũng như ngăn chặn biến chứng do tê bì chân tay gây ra.