Mổ gai cột sống là một phương pháp dùng để điều trị căn bệnh xương khớp này. Với sự phát triển vượt bậc của Y học hiện nay, các bác sĩ nghiên cứu nhiều kỹ thuật để giải quyết các mỏm gai sắc nhọn. Vậy, người bệnh sẽ được chỉ định mổ bằng kỹ thuật nào? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mổ gai cột sống là gì?
Gai cột sống hình thành do quá trình lão hóa, sự lắng đọng của canxi,… Đa số gai mọc trên đốt sống có kích thước nhỏ. Người bệnh có thể không cảm nhận được sự xuất hiện của nó. Tuy nhiên, bệnh rất dễ chuyển biến nặng, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trong nhiều trường hợp, mổ gai cột sống là phương pháp được chỉ định để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Mổ gai cột sống là một trong các phương pháp được sử dụng để điều trị gai cột sống. Các bác sĩ sẽ thực hiện các kĩ thuật can thiệp ngoại khoa để xử lý loại bỏ mỏm gai hoặc ngăn chặn sự lây lan của nó. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, gai xương có thể tác động xấu tới hệ thần kinh và các vùng lân cận. Theo đó, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Điều trị gai cột sống bằng thuốc tây y, đông y hay theo dân gian đều cho kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp người bệnh nặng hoặc ảnh hưởng đến tính mạng thì mổ gai cột sống là biện pháp được ưu tiên.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của Y học giúp việc mổ gai xương không gặp nhiều khó khăn nữa. Tuy nhiên, các kỹ thuật mổ có thể để lại một số di chứng khó hồi phục sau phẫu thuật. Chẳng hạn như:
- Vết mổ bị nhiễm trùng gây nhiều biến chứng cho các bộ phận khác.
- Vết thương có thể mất nhiều thời gian để làm lành, gây đau nhức triền miên hoặc sưng phù.
- Da tại vùng phẫu thuật thường xảy ra kích ứng do các dung dịch sát khuẩn.
- Xương cột sống sau khi liền có thể bị lệch, teo cơ,…
- Hệ thống dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, mạch máu có thể bị đứt dập.
Chính vì vậy, mặc dù đem lại hiệu quả trong việc điều trị nhưng mổ gai cột sống cũng gây ra những nguy hiểm khó lường. Do đó, việc lựa chọn phương pháp này cần có sự quyết định của bác sĩ.
Khi nào thì người bệnh nên mổ gai cột sống?
Các trường hợp mắc bệnh gai cột sống được điều trị bằng thuốc kết hợp với các bài tập trị liệu trước khi tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật. Tùy vào từng thể trạng và giai đoạn bệnh sẽ có phương án phù hợp. Do đó, người bệnh không nên nôn nóng hay lo lắng khi nào nên mổ gai cột sống.
Trong trường hợp người bệnh bị gai xương trong thời gian dài, các cách điều trị nội khoa không mang đến kết quả khả quan thì phẫu thuật là lựa chọn hợp lý. Do vậy, việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Hãy chú ý tới các thói quen hằng ngày, bởi chúng là yếu tố lớn gây ra căn bệnh này.
Kỹ thuật mổ gai cột sống
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học thế giới, các kỹ thuật mổ gai cột sống được tiến bộ từng ngày. Phương pháp này có khả năng loại bỏ những gai xương đang chèn ép, gây áp lực lên hệ thống dây thần kinh và hồi phục chức năng vốn có của cột sống.
Mổ gai cột sống được thực hiện qua các kỹ thuật khác nhau. Chúng đều sở hữu những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Chính vì vậy, không có phương pháp điều trị nào hoàn hảo cả nhưng chắc chắn sẽ thích hợp với từng trường hợp. Nhờ sự tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được điều trị một cách tốt nhất.
Kỹ thuật mổ truyền thống
Kỹ thuật mổ gai xương truyền thống được lựa chọn khi gai xương đã quá lớn, thể trạng của bệnh nhân có chuyển biến xấu. Phẫu thuật truyền thống này giúp các bác sĩ dễ dàng tìm kiếm, quan sát và dễ dàng loại bỏ các mỏm gai.
Hơn nữa, cấu trúc xương của người bệnh có thể được định hình nhanh hơn. Tuy nhiên, mổ truyền thống có phạm vi xâm lấn khá lớn. Do đó, thời gian hậu phẫu có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi bởi vết thương hồi phục rất lâu.
Kỹ thuật mổ nội soi
Mổ nội soi trong điều trị gai cột sống là phương pháp được đánh giá cao hơn bởi phạm vi xâm lấn ít hơn so với mổ truyền thống. Người bệnh đỡ đau hơn và khả năng phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, tỷ lệ biến chứng hậu phẫu cũng giảm đi đáng kể.
Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết cắt rất nhỏ tại vùng lưng, nơi gai xương đang hoành. Sau đó, đưa một ống dài có gắn camera để quan sát. Hình ảnh sẽ được hiển thị trên màn hình và tiến hành cắt bỏ gai cột sống.
Kỹ thuật cấy miếng đệm mỏm gai
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cấy các miếng đệm lên mỏm gai có kích thước nhỏ. Tác dụng của chúng là làm giảm mức độ chèn ép của gai lên các vùng lân cận. Từ đó, giảm thiểu tối đa tác động lên sức khỏe của cột sống.
Biện pháp mổ gai cột sống nên được thực hiện tại các bệnh viện có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh hình và cột sống. Do đó, tùy vào vị trí địa lý mà người bệnh có thể lựa chọn bệnh viện phù hợp.
Bật mí:
- Tập yoga chữa gai cột sống được không? Cần lưu ý gì khi tập?
- 5 bài thuốc đắp trị gai cột sống an toàn, hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp được kể trên, việc mổ gai cột sống còn sử dụng kỹ thuật laser, tạo hình đốt sống, mổ cắt lát cột sống,… Tuy nhiên, thay vì lo lắng việc chữa bệnh, các bạn nên chủ động phòng bệnh bằng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Chúc các bạn luôn khỏe!