Hội chứng thắt lưng hông ảnh hưởng đến vùng lưng dưới của người bệnh, gây ra cảm giác nhói buốt, đau nhức rất khó chịu. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng tê bì và yếu sức ở tứ chi. Nguyên nhân chính gây bệnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị ra sao? Bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi bài viết sau đây và bổ sung thêm những kiến thức mới nhé!
Hội chứng thắt lưng hông là gì?
Hội chứng thắt lưng hông được định nghĩa là tập hợp của các triệu chứng đau nhức khó chịu xảy ra ở khu vực đốt sống L1 đến L5. Tình trạng này liên quan đến việc dây thần kinh tủy sống ở thắt lưng bị tổn thương hoặc chèn ép, gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ với sức khỏe mà còn cả khả năng vận động của người bệnh.
Các đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng thắt lưng hông thường là người cao tuổi hoặc người làm việc tay chân ở cường độ cao trong thời gian dài. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, trong đó có thể kể đến như: Không kiểm soát được chức năng bàng quang và đường ruột, yếu cơ, bại liệt, rối loạn thần kinh thực vật,….
Nguyên nhân hội chứng thắt lưng hông
Các nguyên nhân chính gây ra hội chứng thắt lưng hông có thể kể đến là:
- Chấn thương cột sống thắt: Các chấn thương do tai nạn giao thông, ngã trong khi chơi thể thao,… có thể là yếu tố gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng hông. Lý do là vì ngoại lực tác động mạnh lên cột sống thắt lưng, khiến dây thần kinh tủy sống bị tổn thương. Dù tại thời điểm chấn thương được điều trị kịp thời thì hậu chấn thương vẫn có thể khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là xem là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thắt lưng hông. Khi một đĩa đệm bị thoát vị, phần nhân bên trong đĩa có thể rò rỉ ra ngoài rồi đè lên những dây thần kinh tủy sống ở khu vực thắt lưng. Chính vì áp lực này mà dây thần kinh sau đó bị tổn thương, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Cột sống thắt lưng là khu vực rất dễ bị ảnh hưởng do lão hóa do phải thường xuyên nâng đỡ cơ thể khi con người hoạt động. Khi những đốt sống bị bào mòn, chúng rất dễ va chạm vào nhau, ắt cuối cùng chèn ép lên cả rễ thần kinh ở vùng lưng dưới. Hậu quả kéo theo là người bệnh gặp phải hội chứng thắt lưng hông.
- Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân nói trên còn có một số yếu tố khác khiến nguy cơ mắc phải hội chứng thắt lưng hông gia tăng, đó là: Khối u cột sống thắt lưng, hẹp ống sống, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng đốt sống thắt lưng,…
Dấu hiệu hội chứng thắt lưng hông
Người bệnh hội chứng thắt lưng hông thường gặp phải các triệu chứng sau đây:
Cảm giác đau nhức ở thắt lưng hông
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là cảm giác đau nhức dai dẳng ở thắt lưng hông, đau thần kinh tọa. Đôi khi, cơn đau xuất hiện đột ngột kèm theo nhói buốt, khiến người bệnh khó cơ thể hoạt động như bình thường. Đây cũng là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với đau dây thần kinh tọa.
Cử động của cột sống thắt lưng trở nên khó khăn
Người bệnh cũng có thể gặp khó khăn trong khi chuyển động cột sống thắt lưng, nhất là khi xoay hoặc cúi thấp người. Triệu chứng này thường liên quan đến thoái hóa cột sống, khiến cột sống bị giảm biên độ và độ cong tự nhiên. Cử động khó khăn gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.
Tê bì hoặc mất cảm giác ở tay chân
Trong một số trường hợp, dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép có thể khiến người bệnh bị tê bì hoặc nghiêm trọng hơn là mất cảm giác ở tay chân. Tình trạng này thường kéo dài dai dẳng cả ngày lẫn đêm, khiến giấc ngủ của bệnh suy giảm đáng kể.
Yếu sức, mất sức ở chân
Hội chứng thắt lưng hông cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy yếu sức, mất sức ở chân. Tình trạng này còn gây ra nhiều cản trở cho hoạt động đi lại, người bệnh thường bị mất cân bằng và không thể đứng vững nếu không có thiết bị hỗ trợ.
Các triệu chứng khác
Giảm phản xạ của gân gót và gân bánh chè, mồ hôi tiết ra ít hơn, rối loạn vận mạch, sờ vào da luôn có cảm giác lạnh, cơ thể mệt mỏi, cầm nắm đồ vật khó khăn,….
Điều trị hội chứng thắt lưng hông
Các biện pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông hiện nay gồm có:
Tăng cường luyện tập thể thao
Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng đau nhức và yếu sức ở chân bằng cách tăng cường luyện tập thể thao, nhất là những bài tập giãn cơ. Các bài tập không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn thúc đẩy lưu thông máu, gia tăng tính linh hoạt của xương khớp trên cơ thể. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để lựa chọn các bài tập phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs
Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau NSAIDs (naproxen, ibuprofen,…) để cải thiện những triệu chứng khó chịu. Thuốc giúp người bệnh giảm viêm, giảm đau nhức nhanh chóng, đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể khiến hệ tiêu hóa, gan và thận bị ảnh hưởng.
Sử dụng thuốc chống viêm liều mạnh
Nếu cơn đau thắt lưng hông có mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh thường được bác sĩ khuyên dùng thuốc chống viêm liều mạnh opioid. Đây là thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, khiến tín hiệu gây đau không được truyền đến các dây thần kinh ở vùng thắt lưng. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.
Phẫu thuật
Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn nói trên không mang lại hiệu quả hoặc người bệnh có nguy cơ biến chứng cao thì phẫu thuật là lựa chọn thiết yếu. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ những yếu tố đang chèn ép lên dây thần kinh, nhờ vậy mà cảm giác đau nhức, tê bì được kiểm soát. Phẫu thuật phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể ở người bệnh và cần phải trải qua kiểm tra sàng lọc trước đó.
Hội chứng thắt lưng hông tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe nếu người bệnh không sớm có biện pháp xử lý, khắc phục. Vì vậy, ngay khi cơ thể có biểu hiện đau nhức ở lưng dưới và hông trong nhiều ngày, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chữa trị.