Giãn dây chằng lưng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên trở ra. Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, mang vác vật nặng quá sức cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vậy giãn dây chằng lưng là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh mọi người nên nắm rõ.
Giãn dây chằng lưng là gì?
Giãn dây chằng lưng là tình trạng các dây chằng quanh khu vực cột sống, thắt lưng,… bị kéo căng quá mức. Điều này khiến cho chúng mất khả năng đàn hồi và gây ra cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng cột sống, thắt lưng. Đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên nếu không biết chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng của hiện tượng này.
Nguyên nhân dây chằng lưng bị giãn
Nguyên nhân chính khiến cho dây chằng lưng bị căng giãn đó là sự tác động lực quá mức và đột ngột lên dây chằng. Theo đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng giãn dây chằng lưng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương, va chạm trực tiếp ở vùng lưng. Lực tác động quá mạnh sẽ khiến dây chằng lưng bị kéo căng quá mức dẫn đến việc bị giãn và lỏng lẻo hơn
- Vận động, làm việc sai tư thế, xoay chuyển lưng đột ngột. Ngồi lâu một tư thế hoặc mang vác vật nặng trên lưng cũng khiến cho các bó cơ, dây chằng vùng lưng và cột sống bị tổn thương, căng giãn
- Sự giãn nở quá mức của dây chằng, gân cơ vùng khung xương chậu trong thời gian mang thai ở người phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến dây chằng lưng bị giãn
- Sự lão hóa tự nhiên của hệ cơ xương khớp khiến các bộ phận này trở nên lỏng lẻo, dây chằng dần mất khả năng đàn hồi và mất tính liên kết. Dẫn đến giãn dây chằng lưng và các vấn đề khác về xương khớp
- Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên hệ xương khớp, cột sống cũng khiến các mô mềm quanh cột sống bị tổn thương, căng giãn, trong đó có có dây chằng
Triệu chứng khi bị giãn dây chằng lưng
Gian dây chằng lưng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vận cột của cơ thể. Do đó, bạn có thể dễ dàng nhận diện bệnh thông qua các triệu chứng sau:
- Xuất hiện triệu chứng đau nhức âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội đột ngột ở cột sống, thắt lưng
- Khả năng cử động cột sống bị hạn chế. Người bệnh gặp nhiều khó khăn và đau đớn khi cúi người, xoay người, gập lưng, đứng lên ngồi xuống hoặc mang vác đồ vật nặng
- Ở vị trí tổn thương có dấu hiệu nóng, viêm, sưng đỏ
- Cảm giác căng cứng khớp khi ngủ dậy. Người bệnh phải nghỉ ngơi tại chỗ, massage lưng vài phút mới có thể vận động bình thường
- Cơn đau tăng nặng khi thời tiết thay đổi hoặc vận động đột ngột
- Một số trường hợp kèm theo tình trạng khó chịu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân
Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?
Giãn dây chằng lưng là tổn thương không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy vậy, nếu cơn đau dữ dội, kéo dài không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến khá nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Nếu không được điều trị sớm, khả năng vận động của người bệnh ngày càng bị giới hạn. Đồng thời tạo điều kiện cho quá trình lão hóa và tổn thương xương khớp diễn ra sớm hơn. Đến mức độ nghiêm trọng dây chằng sẽ bị đứt lìa. Làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống…. Những căn bệnh này có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng teo cơ, bại liệt suốt đời. Chính vì vậy, mọi người không nên chủ quan. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bị giãn dây chằng lưng nên thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.
Chữa giãn dây chằng lưng
Tùy vào mức độ tổn thương cụ thể, người bệnh có thể được tư vấn, chữa giãn dây chằng lưng bằng một số phương pháp sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý
Khi bị giãn dây chằng lưng, người bệnh không nên vận động mạnh, hạn chế làm việc nặng nhọc. Thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi để dây chằng, xương khớp được thư giãn, giảm áp lực cho cột sống, giúp xoa dịu triệu chứng đau nhức.
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Nước lạnh hoặc nhiệt độ ấm sẽ làm co mạch tại chỗ, ức chế cảm giác đau nhức và khắc phục tình trạng sưng viêm do giãn dây chằng gây ra. Bạn có thể dùng đá viên hoặc nước ấm chườm lên vùng lưng đang bị tổn thương trong khoảng 30 phút mỗi lần sẽ thấy tình trạng đau nhức, khó chịu được cải thiện đáng kể.
- Xoa bóp, massage
Xoa bóp, massage sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, điều hòa khí huyết. Giảm bớt sự chèn ép và phản ứng viêm, đau nhức dây chằng, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng. Nhờ vậy cơn đau cũng sẽ dần được đẩy lùi.
- Tập yoga
Yoga được xem là một giải pháp vật lý trị liệu tăng cường sức khỏe, duy trì vóc dáng và giảm đau lưng do giãn dây chằng rất tốt. Bạn có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa và áp dụng các bài tập yoga phù hợp với thể trạng để khắc phục tổn thương do giãn dây chằng gây ra một cách an toàn tại nhà.
- Sử dụng thuốc
Trong những trường hợp người bệnh gặp phải triệu chứng đau nhức vượt quá khả năng chịu đựng bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều, đủ lượng, không tự ý thay đổi liệu trình điều trị để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong đợi.
- Phẫu thuật
Nếu việc điều trị giãn dây chằng lưng bằng các phương pháp nêu trên không đạt hiệu quả, bệnh nhân sẽ được xem xét chỉ định phương án phẫu thuật. Đây là giải pháp cuối cùng trong y học giúp khắc phục diễn tiến xấu của bệnh và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên chi phí phẫu thuật khá đắt đỏ, tốn kém mà hiệu quả có thể không đạt được như mong muốn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hiện tượng giãn dây chằng lưng và cách khắc phục đang được áp dụng. Mong rằng bài viết đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!