Đau thần kinh tọa có nên đạp xe là một trong những thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm và muốn tìm hiểu. Trên thực tế, có không ít bệnh nhân thần kinh tọa thường hạn chế tối đa các hoạt động thể chất vì nghĩ rằng cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn. Liệu sự thật có đúng là như vậy hay không? Đáp án chính xác cho vấn đề trên là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây và tìm ra lời giải đáp nhé!
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe?
Việc điều trị đau thần kinh tọa hiện nay thường được thực hiện thông qua dùng thuốc uống hoặc vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh tăng cường vận động, thể dục thể thao. Liên quan đến vấn đề này, rất nhiều người bệnh thắc mắc không biết liệu đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không.
Các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng người bị đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể lựa chọn xe đạp làm bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Bời vì đạp xe hàng ngày mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là với những người có bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân thần kinh tọa cần nắm rõ những kỹ thuật đạp xe cơ bản để tránh chấn thương hoặc ảnh hưởng không đáng có đến cơ thể.
Lợi ích của đạp xe với người đau thần kinh tọa
Đạp xe đạp với người bệnh đau thần kinh tọa có thể mang lại những lợi ích sau đây:
- Tăng cường sức khỏe cột sống: Khi đạp xe, phần thắt lưng và hai chân của người bệnh phải hoạt động liên tục. Điều này giúp phần cơ bắp thắt lưng, hông và đùi trở nên săn chắc, cân bằng hơn. Nếu luyện tập thường xuyên, sức khỏe cột sống cũng được cải thiện đáng kể, hạn chế được tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
- Thúc đẩy lưu thông máu: Một lợi ích tích cực khác của bộ môn đạp xe chính là giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn. Đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa, lưu thông máu tốt có thể giúp phục hồi những phần dây thần kinh bị tổn thương, giảm thiểu những cảm giác khó chịu ở hai chi dưới.
- Cải thiện triệu chứng đau nhức, tê bì: Người bệnh thần kinh tọa thường xuyên đạp xe có thể cải thiện đáng kể những triệu chứng khó chịu như đau nhức hay tê bì chân. Không những vậy, đạp xe còn giúp khớp đầu gối, khớp háng dẻo dai, linh hoạt hơn.
- Thư giãn tinh thần: Những cơn đau nhức kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người bệnh. Vấn đề này được giải quyết dễ dàng nhờ vào việc đạp xe mỗi ngày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đạp xe ngoài trời giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hormone serotonin – một loại hormone “hạnh phúc” ở con người.
Tư thế đạp xe dành cho người bị đau thần kinh tọa
Đạp xe mang đến nhiều lợi ích không thể phủ nhận đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh cần nắm được những thông tin liên quan đến kỹ thuật đạp xe để tránh gây tổn thương cho cột sống cũng như dây thần kinh tọa. Trong đó, tư thế khi đạp xe đóng vai trò thiết yếu và là yếu tố cơ bản nhất đối với quá trình luyện tập.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên về tư thế đạp xe như sau:
- Người bệnh nên ngồi thoải mái, không quá cao hoặc quá thấp so với bàn đạp và ghi đông xe.
- Giữ thẳng cột sống trong khi đạp xe, không nên rướn người về phía trước hoặc rụt người về sau. Hạ thấp vai xuống, giữ cho phần cổ thẳng và thoải mái.
- Hạn chế tối đa các tư thế cong vẹo cột sống, so vai, gồng mình, vai lệch sang một bên, lái xe một tay, nhổn người lên trong khi đạp xe lên dốc,…
Người bị đau thần kinh tọa đạp xe cần lưu ý gì?
Bên cạnh vấn đề tư thế, người bệnh thần kinh tọa khi đạp xe cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn xe đạp thể hình loại chuyên dùng trong thể thao. Những loại xe này thường thích hợp với nhiều địa hình khác nhau, có bộ giảm xóc tốt, giúp người bệnh hạn chế chấn thương trong khi luyện tập.
- Người bệnh cũng nên lựa chọn cung đường bằng phẳng, tránh ổ gà hoặc đường khấp khểnh. Công việc, bờ hồ,.. là những địa điểm thích hợp để đạp xe, vừa yên tĩnh vừa có không khí trong lành.
- Đạp xe vừa với sức của mình, không nên cố gắng quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Nếu là người mới, bệnh nhân nên bắt đầu với thời gian luyện tập 15 phút hàng ngày, sau đó có thể từ từ tăng lên.
- Đi giày thể thao trong khi đạp xe để tránh các chấn thương khớp cổ chân, yên xe đạp nên là đệm mềm để không tạo áp lực cho cột sống thắt lưng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào vấn đề liên quan đến câu hỏi “Đau thần kinh tọa có nên đạp xe?”. Bên cạnh đạp xe đạp, người bệnh cũng có thể lựa chọn thêm các bộ môn khác như đi bộ, yoga, bơi lội,… để tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ xương khớp.