Đau lưng là gì? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Đau lưng không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe nhưng lại gây ra nhiều phiến toái đối với cuộc sống của người bệnh. Vậy bạn đã biết đau lưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Đau lưng là gì?

Đau lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai và mọi lứa tuổi. Vậy nhưng không phải ai cũng biết đau lưng là gì. Đau lưng là tình trạng người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức tại vùng lưng, cột sống. Các cơn đau này có thể âm ỉ hoặc đau nhói khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi tại vùng lưng. Thường gặp nhất là các cơn đau nhức tại vùng thắt lưng, vùng xương chậu.

Đau lưng gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của người bệnh cũng như tinh thần. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Từ đây tâm lý không được thoải mái, sinh ra sự cáu gắt, nóng giận.

Đau lưng

Nguyên nhân đau lưng

Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng đau lưng ở nhiều người. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều bệnh lý có biểu hiện là đau lưng, đi kèm theo đó cũng có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới căn bệnh này.

Nguyên nhân cơ học

Các nguyên nhân cơ học thường gặp nhất là do người bệnh hoạt động quá sức, bê đồ nặng, chơi thể thao sai tư thế hay đơn giản là do bạn thực hiện một động tác mạnh đột ngột gây tổn thương dây chằng, cơ lưng gây ra tình trạng đau lưng cấp tính.

Các cơn đau lưng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh như bê đồ, chơi thể thao….

Nguyên nhân bệnh lý

Có một số bệnh lý chính gây ra tình trạng đau lưng đó là:

  • Kinh nguyệt

Ở nữ giới các cơn đau lưng do đến tháng gây ra khá phổ biến và thường thuyên giảm sau vài ngày. Khi đến kỳ kinh nguyệt sự co thắt liên tục của tử cung để đẩy chất nhầy, trứng rụng ra ngoài khiến chị em gặp phải các cơn đau bụng dữ dội phần bụng dưới và các cơn đau mỏi lưng.

Bạn không cần quá lo lắng do khi lượng máu trong cơ thể giảm dần vào cuối kỳ kinh nguyệt thì hiện tượng đau lưng cũng giảm dần. Tuy nhiên trong trường hợp đau dữ dội bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau.

  • Thoái hóa cột sống

Theo tuổi tác chức năng và độ cong của cột sống dần bị suy giảm. Sự cứng khớp, khô khớp dẫn tới việc các đốt sống bị thoái hóa. Mức độ thoái hóa càng nặng thì càng cơn đau lưng xuất hiện càng nhiều và mức độ đau càng tăng cao. Ở người bị thoái hóa giai đoạn 3,4 cột sống thường bị biến dạng, khó cử động bình thường như đi lại, gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.

  • Thoát vị đĩa đệm

Khi nhân nhầy đi ra khỏi ngoài bao xơ và gây chèn ép lên các dây thần kinh được gọi là thoát vị đĩa đệm. Áp lực của đĩa đệm lên dây thần kinh lớn làm xuất hiện các cơn đau ở vùng lưng. Bên cạnh đó còn làm suy giảm chức năng cột sống, gây ra các cơn đau nhói, đột ngột ở người bị thoát vị.

  • Loãng xương

Càng cao tuổi thì mật độ xương của con người càng bị giảm sút, lâu dần dẫn tới hiện tượng loãng xương. Mật độ chắc khỏe của xương suy giảm cùng với việc cột sống phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể cũng gây ra triệu chứng đau lưng.

  • Viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp

Giãn dây chằng, giãn cơ hay tổn thương khớp dễ dẫn đến các bệnh lý viêm tại các ổ khớp. Bên cạnh đó các chất dịch tại khớp cũng bị suy giảm theo tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm khớp, cứng khớp. Từ đây các cơn đau lưng ở vùng thắt lưng xuất hiện thường xuyên hơn. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy nóng, rát tại vị trí khớp bị viêm.

  • Sỏi thận

Có lẽ đây là thông tin khiến nhiều bạn đọc bất ngờ. Hầu hết những người bị đau lưng đều không biết đau lưng là dấu hiệu cảnh báo sớm đối với người bị sỏi thận.

Ban đầu bạn sẽ gặp các cơn đau ở hai bên thắt lưng, sau đó lan rộng ra phần đùi, bụng dưới. Các cơn đau xuất hiện nhiều, đau dữ dội và đi kèm theo đó là tiểu nhiều, tiểu buốt.

Việc biết được các nguyên nhân cụ thể dẫn tới căn bệnh đau lưng sẽ giúp bạn đọc có phương hướng điều trị kịp thời cũng như tránh được tâm lý chủ quan đối với triệu chứng tưởng chừng như đơn giản này.

Nguyên nhân đau lưng

Triệu chứng đau lưng

Để bạn đọc có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh đau lưng cũng như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, chúng tôi điểm lại một số triệu chứng thường gặp của căn bệnh này:

  • Các cơn đau lưng âm ỉ, xuất hiện nhiều lần, lần sau đau hơn lần trước.
  • Khớp lưng bị cứng, đau khi cử động.
  • Khi nghỉ ngơi các cơn đau có xu hướng giảm, nhưng tái phát khi tiến hành các hoạt động nặng.
  • Cơn đau có tính chất lan tỏa từ vùng thắt lưng, xuống đùi, bàn chân và cánh tay.
  • Ngoài đau lưng người bệnh xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân, khó cầm nắm do cứng khớp. Khi mới ngủ dậy tình trạng này diễn ra rõ ràng hơn.

Đối với các cơn đau xuất hiện sau khi vận động mạnh như bê vác, chạy nhảy quá sức hay chơi thể thao gặp chấn thương…. Bạn đọc nên nghỉ ngơi vài ngày và theo dõi các triệu chứng đau. Nếu cơn đau thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi thì bạn không cần lo lắng, vì đây là các cơn đau mang tính cơ học.

Đối với trường hợp người bệnh đã nghỉ ngơi nhưng các cơn đau vẫn tái phát và đau âm ỉ thì cần thăm khám bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân chính gây bệnh. Từ đó có thể phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời.

Các cơn đau lưng do bệnh lý ngoài những triệu chứng trên thường kèm theo các dấu hiệu như:

  • Đau đầu, buồn nôn và mất cảm giác các chi.
  • Các cơn đau có xu hướng gia tăng và xuất hiện nhiều lần.
  • Bí tiểu, tiểu nhiều và tiểu rắt.
  • Mất chủ động trong việc đại tiểu tiện.

Chẩn đoán đau lưng

Chẩn đoán đau lưng được dựa trên khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Ban đầu thông qua chẩn đoán lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định sơ bộ. Người bệnh sẽ được khám sơ bộ, dựa trên những câu trả lời về triệu chứng, biểu hiện bệnh ở mỗi người mà có thể đưa ra nguyên nhân gây bệnh dự đoán.

Chẳng hạn với người bị đau cột sống thì người bệnh có các cơn đau từng cơn, không sốt, không rối loạn chức năng các cơ quan khác.

Trong trường hợp đau lưng do nhiễm khuẩn người bệnh sẽ gặp tình trạng sút cân nhanh, sốt, giảm đau khi uống thuống kháng viêm…

Sau khi chẩn đoán sơ bộ để đưa ra dự đoán về nguyên nhân, tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán qua hình ảnh. Các phương pháp phổ biến là chụp X quang, cộng hưởng từ và chụp citi. Lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào vị trí đau lưng, tình trạng đau lưng.

Chẩn đoán đau lưng

Điều trị đau lưng

Các phương pháp đau lưng đang ngày càng được nghiên cứu, phát triển một cách phong phú. Có nhiều phương pháp phổ biến như thuốc Tây, vật lý trị liệu và phẫu thuật ngoại khoa. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:

Thuốc tân dược

Thuốc Tây mang tới công dụng nhanh, mang tính chất giảm đau cấp tính, nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Khi tái phát bệnh thường có xu hướng đau nhiều hơn và không điều trị dứt điểm được bệnh.

Một số loại thuốc Tây phổ biến thường được dùng đó là thuốc giảm đau Paracetamol, có tác dụng nhanh, không nguy hiểm, thuốc NSAID có tác dụng mạnh hơn Paracetamol, dùng khi người bệnh gặp các cơn đau quặn, đau nhói.

Vật lý trị liệu

Sử dụng vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị tận gốc và hỗ trợ hiệu quả quá trình trị bệnh đau lưng. Các bài tập vật lý trị liệu phù hợp giúp kéo dãn cơ lưng, dây chằng, tăng độ dẻo dai cho xương khớp đồng thời hạn chế các bệnh lý về cột sống – nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng.

Các phương pháp điều trị thường dùng đó là:

  • Sử dụng nhiệt: Chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại có tác dụng tăng quá trình tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Chườm lạnh dùng trong các cơn đau cấp.
  • Kéo giãn cột sống: Các máy kéo giãn cơ sẽ được sử dụng để giảm bớt áp lực của các dây thần kinh đang bị chèn ép.
  • Các liệu pháp chống viêm, giảm đau như điện xung, sóng ngắn, siêu âm…
  • Chống viêm: siêu âm, điện xung, sóng ngắn: giúp chống viêm từ đó giúp giảm đau nhiều hơn.
  • Kéo giãn cột sống bằng máy: Giúp kéo giãn cột sống thắt lưng nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị, đồng thời giảm chèn ép rễ thần kinh vùng thoát vị.

Phẫu thuật

Biện pháp điều trị cuối cùng được sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đó chính là phẫu thuật.

Các phương pháp hiện nay đó là can thiệp ngoại khoa để bỏ nhân nhầy bị thoát vị, mổ nội soi cột sống, phẫu thuật mổ qua ống quadrant… Phương pháp phẫu thuật khá an toàn và có chi phí phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này cũng không thể điều trị được gốc rễ của bệnh. Bệnh có nguy cơ tái phát, thông thường lần tái phát sau sẽ nặng hơn, khó điều trị hơn. Chưa kể phẫu thuật tiềm ẩn một số biến chứng nhất định do từng cơ địa của mỗi người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định với người đau lưng mãn tính, các loại thuốc giảm đau không còn phát huy được tác dụng, người bệnh rối loạn cảm giác, các chi khó cử động…. Khi này người bệnh được can thiệp ngoại khoa để hạn chế tối đa những biến chứng do căn bệnh xương khớp, đau lưng mang tới.

Mỗi phương pháp lại có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, lựa chọn phương pháp nào hiệu quả, phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào biểu hiện đau, nguyên nhân gây bệnh. Bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách giải quyết nhanh chóng, an toàn nhất, không nên tự ý điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bạn.

Điều trị đau lưng 

Phòng ngừa đau lưng

Bên cạnh việc điều trị thì phòng ngừa đau lưng được xem là giải pháp hữu hiệu hơn cả. Bên cạnh đó hầu hết các cách phòng ngừa đau lưng lại khá đơn giản, dễ thực hiện. Một số cách phòng ngừa căn bệnh này đó là:

  • Đứng đúng tư thế: Khi đứng cần giữ lưng thẳng, hai vai cân xứng, dồn trọng lượng lên chân và không ưỡn bụng hay quá khom lưng để bảo vệ phần cột sống. Hạn chế đi giày cao gót nếu bạn đã từng bị tái phát đau lưng nhiều lần.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế: Đau lưng thường gặp ở nhân viên văn phòng do tư thế ngồi làm việc không đúng trong thời gian dài. Việc này diễn ra trong thời gian dài, dẫn tới hậu quả là cột sống tổn thương, gây đau lưng, cong vẹo cột sống, biến dạng cột sống.

Tư thế ngồi đúng là ngồi trên ghế có chiều cao hợp lý sao cho hai bàn chân chạm sát được xuống nền, giữ lưng thẳng. Nên kê cao phần thắt lưng để giữ độ cong cột sống.

  • Bê đồ nặng đúng tư thế: Bê vác đồ nặng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây đau lưng. Nhưng thực tế ít ai biết được tư thế bê đồ sao cho đúng. Tư thế bê đồ đúng như sau:
    • Hai chân dang rộng bằng vai để tạo độ chắc cho cơ thể, từ từ ngồi xổm xuống, lưu ý giữ thẳng lưng.
    • Đặt hai tay vào đồ cần bê, áp đồ vào sát ngực và dùng sức từ từ đứng lên.
    • Toàn bộ quá trình này nên diễn ra từ từ để không gây ảnh hưởng đến cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng: Để ngăn chặn sớm quá trình lão hóa của cơ thể cũng như giảm bớt nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bạn đọc cần lên cho mình chế độ ăn uống phù hợp nhất. Chế độ này đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi để tránh loãng xương.
  • Bên cạnh đó bạn đọc cần hạn chế bê vác nặng, chơi thể thao đúng tư thế…Khi không may gặp chấn thương do tai nạn bạn đọc không nên chủ quan. Việc điều trị tận gốc giúp giảm các cơn đau, tránh bệnh tái phát và mang tới cho người bệnh sử thoái mái về tinh thần.

Đau lưng là triệu chứng dai dẳng, khó điều trị tận gốc. Để ngăn ngừa các cơn đau lưng này bạn đọc cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Kiên trì điều trị để có thể thấy được hiệu quả rõ rệt. Chúc bạn đọc sẽ sớm hồi phục và có cơ khớp dẻo dai.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *