Chữa gai cột sống bằng lá cẩm đang là biện pháp ngày càng được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao. Tuy nhiên, lá cẩm thực tế có tốt như lời đồn và cách sử dụng như thế nào hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Cây lá cẩm chữa bệnh gai cột sống có tốt không?
Cây lá cẩm còn được gọi là cây cỏ thỏ. Loài cây này thường có chiều cao trung bình từ 30 – 50cm, có các nhánh nhỏ trong cùng một cây. Cây lá cẩm được sử dụng nhiều trong chế biến các loại thực phẩm cần màu đỏ như xôi, bánh, chè…
Theo Đông Y, lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính hàn giúp cầm máu, trị ho và tiêu đờm tốt. Ngoài ra, loại cây này còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe xương khớp như điều trị gai cột sống và chấn thương gân cơ khá tốt.
Theo y học hiện đại, cây lá cẩm có chứa nhiều hoạt chất như Pelargonidin-3-O-gentiobiose, Pelargonidin-3-O-sambabiozơ, Afzelechin(4-8)pelargonidin glucozit, 4’-succinoyl-3-rhamnosyl-(4H, 5H)-pyranocyanidin… đây đều là những dược chất an toàn với sức khỏe và hỗ trợ giảm sưng viêm.
Với những công dụng kể trên, cây lá cẩm được sử dụng nhiều trong bồi bổ cơ thể, hạn chế sự phát triển của gai xương cũng như giảm triệu chứng bệnh xương khớp khá tốt.
Cách chữa gai cột sống bằng lá cẩm
Hiện nay, cây lá cẩm được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị gai cột sống. Có thể kể đến như:
Bài thuốc đắp từ lá cẩm và muối trắng
Chuẩn bị: một nắm lá cẩm nhỏ, 100g muối trắng hạt to.
Cách thực hiện:
- Lá cẩm rửa sạch, để ráo.
- Cho cả lá cẩm và muối trắng vào sao vàng.
- Cho hỗn hợp trên vào tấm vải mỏng và đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau của người bệnh.
Bài thuốc từ lá cẩm và trứng gà ta
Trứng gà ta chứa nhiều dưỡng chất, canxi rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Vì vậy, việc kết hợp trứng gà ta và lá cẩm giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Chuẩn bị: một nắm lá cẩm, 3 quả trứng gà ta.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cẩm và để ráo.
- Luộc trứng gà ta lòng đào.
- Cho một phần lá cẩm và một quả trứng gà đã luộc vào ăn trước bữa chính khoảng một giờ. Một ngày, người bệnh ăn 3 lần. Thực hiện bài thuocs này liên tục khoảng 15-20 ngày.
Lá cẩm kết hợp với các loại thảo dược khác
Có rất nhiều loại thảo dược có thể kết hợp cùng lá cẩm như: ngải cứu, cây trinh nữ, đinh lăng, gừng… Người bệnh sử dụng mỗi loại 100g, phơi khô. Tiếp tục, bạn cho sử dụng một nhúm nhỏ các thảo dược đã phơi khô và uống thay trà. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng 15-20 ngày để nhận thấy sự cải thiện của sức khỏe xương khớp.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả bất ngờ
- 4 cây thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả có thể bạn chưa biết
Lưu ý khi sử dụng lá cẩm chữa gai cột sống
Lá cẩm là một dược liệu an toàn, dễ ăn nên được đánh giá là dễ sử dụng với người bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Lá cẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, những người bị gai cột sống vẫn phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Lá cẩm là dược liệu thiên nhiên. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng để nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể.
- Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện những vấn đề bất thường, người bệnh cần dừng sử dụng và thăm khám y tế ngay.
- Trong quá trình sử dụng loại dược liệu này, người bệnh vẫn cần chú ý chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để bệnh lý thuyên giảm nhanh. Chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, tập các bài tập nhẹ nhàng.
Nhìn chung, lá cẩm chữa gai cột sống là một trong những cách hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh an toàn và tiết kiệm. Vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp này để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh kết hợp với các phương pháp chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.