Viêm phổi cộng đồng là một bệnh lý thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, bạn và người thân cần nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.
Viêm phổi cộng đồng là gì?
Có hai loại viêm phổi, đó là viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện. Viêm phổi bệnh viện do viêm phổi mắc phải xảy ra trong môi trường bệnh viện
Còn viêm phổi xảy ra ở môi trường bên ngoài bệnh viện thì được gọi là viêm phổi cộng đồng. Đây là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm khuẩn, bao gồm các tình trạng bệnh: viêm tiểu phế quản tận, viêm phế nang, viêm túi phế nang, ống phế nang và viêm tổ chức kẽ của phổi.
Nguyên nhân viêm phổi cộng đồng
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có đến 50% trường hợp viêm phổi cộng đồng không xác định được nguyên do gây bệnh. Những trường hợp còn lại hầu hết do:
- Vi khuẩn Streptococus pneumonia hoặc do vi khuẩn Mycoplasma pneumonia, Chalamydia pneumonia, Legionella spp.
- Nấm, virus, ký sinh trình.
- Do trước đó đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác như suy thận, tắc nghẽn mãn tính phổi, đái tháo đường, gan, tim,…
Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm phổi cộng đồng?
Những đối tượng có nguy cơ viêm phổi cộng đồng bao gồm:
- Người bị nhiễm phế cầu kháng thuốc, kháng penicillin.
- Người có sức đề kháng yếu như trẻ con và người già.
- Người bị suy dinh dưỡng.
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Người mắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn phổi mãn tính, giãn phế quản, viêm phổi nhiều thùy.
Điều kiện thuận lợi để viêm phổi cộng đồng “nổi loạn”
Viêm phổi cộng đồng thường gặp ở độ tuổi trẻ em và người già. Ở Việt Nam, độ tuổi trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh hô hấp từ 3 đến 6 lượt 1 năm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Đối với người trên 74 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cộng động chiếm 9-12% số bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp nói chung. Tuy nhiên, không phải những đối tượng còn lại sẽ không có nguy cơ mắc bệnh. Viêm phổi cộng đồng gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, ngay cả ở những thanh niên khỏe mạnh.
Vào thời điểm cuối thu khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, nhất là kiểu chuyển lạnh đột ngột kèm theo mưa rét. Đây chính là yếu tố đáng ngại nhất gây bệnh.
Bất cứ một sự giảm thân nhiệt đột ngột nào đều gây tê liệt tức thời hoạt động của các nang lông trong lớp tế bào phủ niêm mạc đường hô hấp, làm mất hoạt tính lớp bảo vệ niêm mạc. Từ đó khả năng tự sưởi ấm không khí lạnh trước khi vào phế quản sẽ bị mất đi, từ đó vi khuẩn thường trú sẽ xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
Vậy là viêm phổi cấp tính dạng viêm phổi cộng đồng sẽ được phát bệnh.
Biểu hiện viêm phổi cộng đồng
Khi cơ thể gặp những dấu hiệu sau, bạn cần đến ngay bệnh viện làm các xét nghiệm và chụp X quang phổi để chẩn đoán bệnh viêm phổi cộng đồng được chính xác nhất. Có 2 loại viêm phổi cộng đồng là điển hình và không điển hình:
- Viêm phổi cộng đồng điển hình: Người bệnh sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ C kéo dài liên tục trong 5-7 ngày, cơ thể cảm thấy rét run, khó thở, lúc đầu là ho khan sau chuyển sang ho có đờm màu đục, vàng hoặc rỉ sắt, ngực đau tức khi ho và thở.
- Viêm phổi cộng đồng không điển hình: Các triệu chứng không rõ rệt sốt nhẹ và từ từ, ho khan hoặc có ít đờm, không bị đau tức ngực, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy,… Những biểu hiện này thường gặp ở người già hoặc trẻ nhỏ. Vì thế người nhà cần phải quan sát thật kỹ mới biết rõ được biểu hiện của bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng là bệnh lý viêm phổi do nhiễm khuẩn từ cộng đồng, xuất hiện khi bệnh nhân đang sống ở bên ngoài bệnh viện hoặc không ở trong bệnh viện trước đó 14 ngày trước khi phát bệnh. Với việc chẩn đoán viêm phổi cộng đồng dựa trên khai thác tiểu sử, bệnh sử và khám xét lâm sàng, kết hợp với chụp Xquang sẽ cho kết quả chính tình trạng của bệnh nhân.
Chẩn đoán lâm sàng
Ho, khạc đờm, khó thở, sốt cao, phổi có tiếng ran nổ, thở không đều.
Chẩn đoán căn nguyên vi sinh
Khi bệnh nhân nhập viện trong trường hợp nặng cần tiến hành nuôi cấy và làm kháng sinh đồ với các bệnh phẩm như đờm, dịch phế quản, máu,…
Các phương pháp gián tiếp: Miễn dịch huỳnh quang, test ngưng kết bổ thể, huyết thanh học đặc hiệu với các vi khuẩn khó nuôi cấy.
Phát hiện kháng nguyên hòa tan của các vi khuẩn qua nước tiểu bằng phản ứng khuếch tán đại chuỗi với một số loại vi khuẩn, virus. Các xét nghiệm này đặc biệt cần thiết để phát hiện sớm và phân loại BN.
Chẩn đoán phân biệt
- Xẹp phổi: Trung thất bị kéo về bên xẹp phổi, cơ hoành nâng cao.
- Tràn dịch màng phổi: Siêu âm hoặc chọc dò màng phổi để xác định.
- Ung thư phổi: Biểu hiện như viêm phổi, sau khi được điều trị hết nhiễm khuẩn mà tổn thương vẫn còn thì phải làm Soi phế quản ống mềm để tìm ung thư phế quản.
- Lao phổi: Tổn thương hình mờ, thâm nhiễm nốt không đồng đều ở vùng đỉnh phổi.
- Tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi: Áp dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính phổi có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch bằng máy CT xoắn ốc giúp tái tạo hình ảnh động mạch phổi, thấy rõ động mạch bị tắc.
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng Bộ y tế
- Bệnh nhân viêm phổi cộng đồng điều trị tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ lây nhiễm có thể điều trị tại nhà. Bệnh nhân chỉ cần uống thuốc kháng sinh, azithromycin, doxycycline, clarithromycin.
Nếu có các nguy cơ và bệnh lý đi kèm, sử dụng các loại thuốc kháng sinh Fluoroquinolone hô hấp như gemifloxacin, moxifloxacin, levofloxacin, cefpodoxime kết hợp với doxycycline hoặc hacrolide.
- Bệnh nhân viêm phổi cộng đồng điều trị tại bệnh viện
Bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Thường sẽ được sử dụng lactam tiêm mạch.
Ngoài ra để việc chữa trị viêm phổi cộng đồng được nhanh chóng và hiệu quả, nên áp dụng thêm một số biện pháp khác như:
- Uống thuốc giảm đau khi có dấu hiệu đau ngực.
- Ho nhiều gây kiệt sức có thể sử dụng thuốc giảm ho.
- Bù nước và điện giải
- Cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
- Sử dụng các thuốc an thần nếu cần
>> Xem thêm: Viêm phổi hít là gì? Dấu hiệu dễ dàng nhận biết
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phổi cộng đồng, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc.