Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế là các thông tin cơ bản về việc chẩn đoán, điều trị dựa theo tình trạng sức khỏe cụ thể và mức độ bệnh lý của mỗi người. Hiểu rõ được các nội dung về phác đồ điều trị sẽ giúp mọi người thực hiện tốt chỉ định của bác sĩ và sớm phục hồi sức khỏe.
Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế
Sau khi đã thăm khám, kết luận chính xác mức độ đau thần kinh tọa và các vấn đề liên quan bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh cho từng trường hợp cụ thể. Đây được gọi là phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế.
Các nội dung cơ bản được thể hiện trong phác đồ như sau:
Chẩn đoán
Các loại chẩn đoán được sử dụng trong phác đồ điều trị đau thần kinh tọa gồm có:
Chẩn đoán lâm sàng
- Người bệnh bị đau dọc dây thần kinh tọa xuống bàn chân. Thường đau ở rễ dây thần kinh L5 và S1
- Đau rễ thần kinh L5: Đau ở vùng hông ở giữa mông mông, lan tỏa sang mặt sau đùi và mu bàn chân. Dừng lại ở ngón chân cái và ngón chân giữa
- Đau rễ thần kinh S1: Đau ở giữa mông, lan tỏa sang mặt sau đùi, mặt sau của cẳng chân, gót chân và lòng bàn chân. Cơn đau kết thúc ở ngón chân út
- Ấn vào các dây thần kinh tọa thì cơn đau xuất hiện
- Khả năng vận động và tính phản xạ của các cơ quan chịu ảnh hưởng của dây thần kinh tọa bị giảm rõ rệt
- Rối loạn cảm giác với các biểu hiện thường thấy là châm chích, tê bì chân tay,….
- Rối loạn cơ tròn: Bí tiểu, khó tiểu, khó đại tiện,…
- Các biểu hiện đi kèm: Sốt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân,….
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm sinh hóa, huyết học,.. xác định nguyên nhân gây bệnh
- Xét nghiệm hình ảnh: X-quang, chụp CT, chụp MRI để quan sát rõ hơn về tình trạng cột sống và xác định nguyên nhân gây bệnh
Chẩn đoán phân biệt
Các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa thường bị nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác. Vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt để kết luận chính xác nhất về bệnh.
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
- Cải thiện triệu chứng đau nhức, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh
- Điều trị nội khoa với các trường hợp mắc bệnh mức độ nhẹ và mức độ trung bình
- Can thiệp ngoại khoa nếu việc điều trị nội khoa không đem lại kết quả tốt
Điều trị nội khoa
Phương pháp được áp dụng với đa số các trường hợp mắc bệnh. Mục đích chính là để cải thiện tình trạng đau nhức và bảo toàn chức năng vận động của hệ xương khớp.
Sử dụng thuốc
Các nhóm thuốc cơ bản thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm.
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol với liều dùng từ 1 – 3g/ ngày. Liều lượng chia cho 2 – 4 lần uống
- Thuốc chống viêm không Steroid: Nếu dùng Ibuprofen hàm lượng tối đa 400mg/ ngày với 3 – 4 lần uống, mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 tiếng đồng hồ. Nếu dùng Naproxen hàm lượng tối đa là 500mg/ ngày dùng cho 2 lần uống. Nếu Dùng Piroxicam hàm lượng tối đa 20mg/ ngày và Etoricoxib dùng tối đa 60mg/ngày. Các loại thuốc này có thể gây tổn thương thận và gan. Do đó người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế. Tránh để xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm
- Thuốc giãn cơ: Eperisone được dùng 50mg/ lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần. Tolperisone có thể dùng 100 – 150mg/ lần, mỗi ngày dùng tối đa 3 lần
- Tiêm thuốc Corticosteroid ngoài màng cứng: Được áp dụng trong các trường hợp đau nhức nghiêm trọng. Triệu chứng bệnh không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc nêu trên
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu trong phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế gồm có:
- Liệu pháp nhiệt: Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào triệu chứng cụ thể. Mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút và kiên trì thực hiện sẽ giúp kiểm soát cơn đau và đẩy lùi triệu chứng bệnh
- Bài tập vật lý trị liệu: Bài tập có tác dụng kéo giãn bó cơ vùng lưng, giảm áp lực cho đĩa đệm. Đồng thời giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh. Từ đó giúp tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai cho hệ cơ xương khớp. Đem lại tác dụng giảm đau, khắc phục hiện tượng tê bì chân tay hiệu quả
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa trong phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế được thực hiện khi:
- Cơn đau ngày càng dữ dội và kéo dài hơn 4 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã điều trị nội khoa trong thời gian dài
- Tầm vận động bị hạn chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
Theo dõi sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát
Sau điều trị, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả chữa bệnh và kiểm soát chặt chẽ triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phòng ngừa bệnh tái phát.
Trên đây là thông tin về phác đồ điều trị đau thần kinh tọa Bộ y tế. Hy vọng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị bệnh. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!