Đau khớp khuỷu tay là tổn thương rất thường gặp khi vận động, làm việc quá sức. Tuy vậy nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Để xác định rõ bệnh lý, nguyên nhân mắc phải và cách điều trị hiệu quả tại nhà bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung chia sẻ dưới đây.
Đau khớp khuỷu tay là bệnh gì?
Đau khớp khuỷu tay là dấu hiệu chung của các nhiều căn bệnh liên quan đến xương khớp. Không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động của tay mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc chẩn đoán, xác định bệnh lý là rất cần thiết để có phương án điều trị kịp thời.
Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng đau khớp khuỷu tay có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
- Bệnh viêm khớp khuỷu tay
Bệnh viêm khớp khuỷu tay là bệnh rất thường gặp ở người lao động nặng và người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp của bệnh là cảm giác đau và sưng ở vùng khuỷu tay. Biên độ vận động của cánh khuỷu tay bị hạn chế. Một số trường hợp kèm theo tình trạng sốt, nổi hạch, cơ thể mệt mỏi,….
- Bệnh viêm gân
Bệnh viêm gân thường xảy ra khi gân, cơ bị căng giãn quá mức. Tình trạng này kéo dài khiến các tia gân bị tách và gây ra phản ứng viêm kèm theo cảm giác đau khớp khủy tay. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người lao động chân tay nặng nhọc, vận động viên thể thao,…
- Bệnh viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch nằm ở mặt sau khớp khuỷu tay. Bộ phận này rất dễ bị tổn thương khi bạn vận động khớp quá mức hoặc bị chấn thương trong quá trình làm việc, chơi thể thao,…. Bao hoạt dịch khớp khuỷu tay nằm ở khuỷu tay nên khi bạn bị đau khớp khuỷu tay cũng rất có thể là do căn bệnh này gây ra.
- Các bệnh về xương khớp khác
Viêm dây thần kinh cánh tay, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp khuỷu tay,… cũng là các bệnh lý gây ra triệu chứng đau khớp khuỷu tay. Bệnh rất phổ biến ở người già, người lao động nặng nhọc, người có thói quen làm việc không khoa học
Tất cả các bệnh lý gây đau khớp khuỷu tay đều khiến khả năng vận động cánh tay bị hạn chế. Hệ quả cuối cùng có thể dẫn đến là bại liệt cánh tay. Do đó mọi người nên chủ động thăm khám, điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đau khớp khuỷu tay
Các nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau khớp khủy tay thường gặp nhất là:
- Tuổi tác
Càng về già, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể càng kém hiệu quả. Điều này khiến cho xương khớp không được nuôi dưỡng tốt và dần bị thoái hóa. Các mô mềm xung quanh khớp cũng trở nên lỏng lẻo, căng giãn, mất tính đàn hồi và dễ bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đau khớp khuỷu tay.
- Đặc thù công việc
Những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc bằng tay và có tính chất lặp lại rất dễ bị đau khớp khuỷu tay. Điển hình như nghề thợ mộc, công nhân may mặc, thợ sửa ống nước, công nhân môi trường,….
- Chấn thương mô mềm
Tai nạn khi chơi thể thao, khi vận động mạnh hoặc trật khớp khuỷu tay khi lao động,… đều tác động tiêu cực đến gân cơ, dây chằng, sụn khớp khuỷu tay. Từ đó dẫn đến cảm giác đau nhức, sưng tấy và hạn chế tầm vận động khuỷu tay.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Để có một hệ xương khớp săn chắc, khỏe mạnh, cơ thể phải luôn luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó các khoáng chất cần thiết nhất cho xương, sụn khớp là: Canxi, vitamin, magie, kali,…. Khi cơ thể bị thiếu hụt các chất này, xương khớp sẽ dễ bị tổn thương và gây ra các triệu chứng như: Đau khớp khuỷu tay, cứng khớp, tê bì chân tay,….
Triệu chứng đau khớp khuỷu tay
Các triệu chứng thường gặp khi bị đau khớp khuỷu tay gồm có:
- Đau nhói ở khuỷu tay, cơn đau dữ dội hơn khi cử động khớp hoặc bị ấn vào
- Ở khớp khuỷu tay có dấu hiệu sưng, đỏ. Sờ vào cảm thấy nóng ấm hơn bình thường
- Khả năng vận động khớp khuỷu tay bị giới hạn rõ rệt. Người bệnh cảm thấy gân cơ bị căng cứng, khó cử động
- Việc cầm nắm, nâng vật nặng, viết bài hoặc gõ bàn phím,… trở lên khó khăn, đau đớn
Cách chữa đau khớp khuỷu tay tại nhà
Với những trường hợp đau khớp khuỷu tay mức độ nhẹ, triệu chứng bệnh có thể cải thiện tại nhà bằng một số biện pháp sau:
Nghỉ ngơi tại chỗ và hạn chế vận động
Nếu cơn đau khớp khuỷu tay do tổn thương mô mềm thì sẽ tự biến mất sau khoảng vài ngày. Lúc này bạn cần hạn chế vận động ở vùng khớp khuỷu tay, nghỉ ngơi hợp lý và tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.
Chườm đá giảm đau khớp khuỷu tay
Chườm đá là cách làm đơn giản mà rất hiệu quả giúp làm giảm triệu chứng đau, sưng tấy khớp rất tốt. Bạn nên thực hiện chườm đá ngay khi nhận thấy khớp khuỷu tay bị đau và duy trì áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để triệu chứng đau nhức sớm được đẩy lùi.
Mẹo dân gian chữa đau khớp khuỷu tay
Bài thuốc từ lá lốt và muối trắng
- Người bệnh rửa sạch 50g lá lốt tươi sau đó vò hơi nát rồi cho vào chảo sao vàng
- Tiếp tục đổ 100g muối vào chảo, sao đến khi hỗn hợp nóng đều
- Đổ hỗn hợp vào túi vải, buộc kín miệng rồi đắp lên vùng khuỷu tay bị đau
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi cơn đau được cải thiện
Bài thuốc từ rượu địa liền
- Người bệnh rửa sạch 3 củ địa liền sau đó thái thành từng lát mỏng
- Cho địa liền vào bình thủy tinh sạch, ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 20 ngày
- Khi rượu đã có thể sử dụng, bạn lấy ra xoa bóp trực tiếp lên vị trí khớp khuỷu tay bị đau sẽ thấy dễ chịu hơn
Sử dụng thuốc Tây chữa đau khớp khuỷu tay
Nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau NSAIDs (Paracetamol, Meloxicam,…) thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tiểu đường,…
Đau khớp khuỷu tay có thể cải thiện hiệu quả bằng các phương pháp giảm đau tại nhà. Thế nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng teo cơ, bại liệt. Vì vậy mọi người nên chú ý hơn đến sức khỏe và lựa chọn giải pháp điều trị bệnh đúng đắn để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn.