Viêm họng cấp j02 có nguy hiểm không?

Vào một ngày đẹp trời, viêm họng cấp bất chợt tìm đến khi bạn không lường trước, gây nên đau rát, mệt mỏi và khó chịu? Để tình trạng đó chấm dứt, bạn cần phải làm gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm. Khi ở giai đoạn cấp tính không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài và phát triển thành mãn tính, sẽ gây nên những biến chứng như viêm tai, viêm amidan, viêm phế quản,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của viêm họng cấp

Khi bị viêm họng cấp, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Ngứa họng và đau họng: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đang ở trong giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, khô rát họng, khó nuốt.
  • Ho khan: Ho khan chính là triệu chứng điển hình của viêm họng cấp. Những cơn ho kéo dài trong ngày, ho nhiều hơn vào buổi tối và kèm theo đó là khó thở, tức ngực.
  • Sốt cao: Người bệnh viêm họng cấp sẽ sốt cao lên tới 39 – 40 độ cùng với các triệu chứng khác như chóng mặt, sổ mũi, amidan viêm to, hạch cổ sưng, cơ thể mệt mỏi, li bì.

viêm họng cấp

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp được hình thành bởi những nguyên nhân điển hình sau:

  • Do virus, vi khuẩn
  • Các loại virus như virus adenovirus, virus cúm, epstein-Barr virus, herpes simplex virus, virus sởi,… khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ phá hủy niêm mạc họng, khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm, hình thành nên viêm họng cấp.
  • Liên cầu khuẩn (Streptococcus), bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) là 2 nhóm vi khuẩn chính cư trú sẵn trong họng gây viêm họng cấp.
  • Do các tác nhân bên ngoài: Bệnh cũng có thể bất chợt “ghé thăm” ngay khi bạn sơ ý, lơ là việc bảo vệ sức khỏe của mình. Ví dụ như: tắm ở nơi có gió lùa, tắm xong không lau khô người, thời tiết giao mùa khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, sốc nhiệt khi đi từ trời nóng vào phòng máy lạnh để nhiệt độ chênh lệch quá lớn,…

Đối với trẻ em, nếu vi khuẩn và virus là nguyên nhân gây bệnh thì sẽ rất nguy hiểm. Sức đề kháng của trẻ em chưa cao, khi vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể gây ra những ảnh hưởng xấu, thậm chí đe dọa cả đến tính mạng của trẻ.

Các bậc phụ huynh cần đưa ngay các con đến cơ sở Y tế gần nhất nếu thấy xuất hiện những triệu chứng như trẻ kêu khó thở, tím tái, thở gấp, sốt cao kéo dài, ho ra máu,..

Viêm phổi cấp j02 là gì?

Viêm họng cấp j02 do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, các vi khuẩn họng), vi rút cúm và vi rút sởi gây ra. Trong các tác nhân gây bệnh thì liên cầu khuẩn nhóm A là nguy hiểm nhất vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng như thấp tim, viêm thận và viêm khớp.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, thời tiết thay đổi, môi trường sống quá lạnh, ẩm ướt, nhiều khói bụi và hoá chất cũng là yếu tố có thể gây viêm phổi cấp j02.

Triệu chứng điểm hình của bệnh là sốt rất cao, từ 39 đến 40 độ C, kèm theo các biểu hiện đau tai, ho khan, đau họng, khàn tiếng, đau khi nhuốt, sổ mũi.

  • Viêm họng cấp j02 do virus thường sẽ khỏi sau 3-5 ngày điều trị.
  • Còn với trường hợp tác nhân là vi khuẩn thì thời gian điều trị lâu hơn với các triệu chứng môi khô, lưỡi bẩn, xuất hiện các hạch vùng cổ.

viêm họng cấp j02

Điều trị dứt điểm viêm họng cấp

Thông thường, nếu để viêm họng cấp kéo dài tới 7 – 10 ngày, nguy cơ mắc phải các biến chứng là rất cao. Bởi thế, người bệnh cần lưu ý điều trị dứt điểm viêm họng cấp ngay từ những ngày đầu tiên. Tùy vào cơ thể mỗi người và nguyên nhân gây bệnh mà có thể áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp đem lại hiệu quả cao.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do các tác nhân bên ngoài gây ra, bạn chỉ cần chú ý và chăm sóc sức khỏe của mình hơn. Tránh để mầm bệnh có cơ hội tiếp xúc và tấn công cơ thể.

Trong trường hợp tác nhân là do virus, vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y dân gian.

Sử dụng thuốc Tây y là chính là cách “đánh nhanh thắng nhanh”, thuốc phát huy tác dụng ngay sau khi uống một đến hai giờ, giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng.

Do virus:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen.
  • Thuốc sát khuẩn họng: các viên ngậm thảo dược lành tính, có tác dụng nhanh.

Do vi khuẩn:

  • Các loại thuốc kháng sinh như: cephalosporin thế hệ 1,2 (cephalexin, cefuroxime..), nhóm penicillin, nhóm betalactam (ampicillin, amoxicillin).
  • Các loại vacxim tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y sẽ giúp khỏi bệnh nhanh chóng nhưng dễ để lại các biến chứng và tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh viêm họng thường có xu hướng tìm kiếm các bài thuốc Đông y dân gian để phục vụ cho quá trình điều trị. Thuốc nam vừa lành tính, vừa an toàn mà hiệu quả lại cao.

Để chữa viêm họng cấp, dân gian thường điều chế các bài thuốc từ những nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm như gừng, mật ong, chanh, lá húng, lá xương sông, xương rồng,…

Phòng ngừa viêm họng cấp

Viêm họng cấp là bệnh lý mà người bệnh có thể phòng ngừa được. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ mỗi ngày để các loại vi khuẩn, virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
  • Tắm nước ấm, không tắm ở những nơi đầu gió. Sau khi tắm, trước khi mặc quần áo cần lau khô người. Không ngồi trước điều hòa và trước quạt sau ngay sau khi tắm.
  • Vào những ngày trời lạnh hay lúc thời tiết chuyển mùa, ăn mặc kín đáo và đủ ấm, tránh cho cơ thể bị lạnh đột ngột.
  • Khi có triệu chứng của bệnh, đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Không tự ý phán đoán bệnh và đi mua thuốc để tránh trường hợp uống thuốc không đúng, gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của viêm họng cấp. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị đau họng phải làm sao?

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *