Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích sửa chữa những tổn thương, giảm áp lực lên mô cơ và hệ thống dây thần kinh xung quanh đĩa đệm. Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Mổ thoát vị đĩa đệm được biết đến là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Với phương pháp mổ, các bác sĩ sẽ trực tiếp loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị chèn ép lên thần kinh, tủy sống. Sau khi loại bỏ phần đĩa đệm hỏng, người bệnh sẽ được thay thế bằng đãi đệm nhân tạo hoàn toan mới.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không luôn là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân. Nhiều người luôn mong muốn nhanh chóng loại bỏ đĩa đệm hỏng để chấm dứt những cơn đau dai dẳng kéo dài. Tuy nhiên thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng nên tiến hành phương pháp mổ này. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?
Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng dưới 10% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mới cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh. Hầu hết các bệnh nhân khi mắc bệnh có thể kết hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau như: uống thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi, tiểu phẫu nhỏ…
Bệnh nhân chỉ thực sự cần phẫu thuật khi bệnh tiến triển quá nặng, đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thường ngày. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp cơ bản như uống thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng nhưng không đem lại kết quả, người bệnh cũng sẽ chỉ định phẫu thuật.
Một số biến chứng có thể gặp phải sau khi mổ
Người bệnh cần cân nhắc kỹ càng, tiến hành nhiều kiểm tra trước khi quyết định mổ đĩa đệm. Bởi phương pháp này cũng có thể gây ra những biến chứng lâu dài cho người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải sau khi mổ:
- Nhiễm trùng: Các ca phẫu thuật luôn tồn tại nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ. Cụ thể nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vùng da, tủy sống đã được mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng hết sức nguy hiểm. Thậm chí có thể gây hoại tử nếu nhiễm trùng nặng.
- Làm cột sống yếu đi: Hậu phẫu thuật, người bệnh khó có thể có được trạng thái sức khỏe như ban đầu. Đặc biệt khu vực cột sống tăng nguy cơ bị thoái hóa nhanh chóng hơn. Người bệnh không thể vận động nặng, dễ bị cong, gù cột sống…
- Có tỉ lệ tái phát: Không phải cứ tiến hành mổ là có thể trị khỏi thoát vị đĩa đệm hoàn toàn. Vẫn tồn tại phần trăm bệnh nhân tái phát sau khi mổ. Nguyên nhân có thể do đĩa đệm mới không phù hợp, rễ thần kinh bị tổn thương, người bệnh không kiêng khem nên thoát vị xảy ra ở những đĩa đệm khác…
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới
Bên cạnh cách thức mổ truyền thống, ngày nay sự phát triển vượt bậc của y học đã cho ra đời rất nhiều phương pháp mới khác nhau. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới hiện đại hơn, an toàn và hiệu quả cao hơn.
Mổ nội soi
Mổ nội soi được coi là bước tiến lớn của ngành y học. Khác với mổ phanh truyền thống, mổ nội soi an toàn và đem đến hiệu quả cao hơn hẳn. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng một cây kim có gắn máy theo dõi hình ảnh vào đĩa đệm bên trong cột sống. Các bác sĩ sẽ rạch một đoạn rất nhỏ chỉ vào mm trên lưng bệnh nhân, sau đó tiến hành phẫu thuật dựa trên sự quan sát của kim camera.
Phẫu thuật vi phẫu
Phẫu thuật vi phẫu hay tiến hành phẫu thuật dưới kính hiển vi cũng được coi là phương pháp rất hữu hiệu và an toàn cao. Phẫu thuật vi phẫu sẽ sử dụng kính hiển vi quan sát khu vực tổn thương. Hình ảnh qua hiển vi được thiết kế đặc biệt sẽ hiện lên rất rõ ràng, giúp các chuyên gia có thể quan sát được. Từ đó các bác sĩ sẽ trực tiếp phẫu thuật loại bỏ phần nhân nhầy đĩa đệm chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh. Phẫu thuật được tiến hành chỉ trong một ngày với khả năng bình phục nhanh chóng.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được coi là phương pháp tối ưu nhất cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp hiện nay. Phương pháp này kết hợp nhiều kỹ thuật tân tiến: các bác sĩ chỉ rạch một đường nhỏ theo lớp không gây chảy máu nhiều, mở cửa sổ xương nhỏ và đặt mảnh ghép thoát vị nhân tạo dễ dàng, ngoài ra còn có sự kết hợp của máy phát tia X giúp định tầng trong khi mổ. Phương pháp này giảm được tỷ lệ biến chứng xuống mức thấp nhất, ít gây đau đớn cho bệnh nhân và bảo tồn được đĩa đệm mới lâu dài.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Thời gian hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tình trạng xâm lấn, cơ địa người bệnh và phương pháp mổ mà người bệnh lựa chọn. Mặt khác, thói quen sinh hoạt, chăm sóc sau phẫu thuật cũng sẽ khiến thời gian hồi phục bệnh ở mỗi người khác nhau.
Đối với loại mổ thoát vị đĩa đệm có mức độ xâm lấn tối thiểu thì người bệnh có thể hoạt động bình thường sau khoảng từ 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tránh một số hoạt động nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp và thực hiện nghỉ ngơi trong vòng 3 tháng. Một số trường hợp khác, nếu tình trạng hồi phục chậm, người bệnh có thể cần thêm từ vài tháng cho đến 1 năm. Nếu tình trạng hồi phục quá 1 năm, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và kiểm tra lại phần đĩa đệm đã được phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
Mổ thoát vị đĩa đệm giá cả ra sao luôn là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế, số tiền phải bỏ ra cho việc phẫu thuật của mỗi bệnh nhân cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này bao gồm: tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp mổ được lựa chọn, địa chỉ bệnh nhân tiến hành phẫu thuật, theo dõi sức khỏe sau mổ…
Trung bình một ca mổ lấy nhân thoát vị sẽ có mức giá khoảng từ 15 – 20 triệu đồng. Các chi phí gây mê, phụ trợ khác có thể thâm 10 – 15 triệu đồng. Ngoài ra nếu bệnh nhân ở trong tình trạng nặng thì có thể phải bỏ ra một khoản chi phí khác để được phẫu thuật. Về cơ bản, việc lựa chọn mổ truyền thống sẽ có giá thành thấp hơn so với các phương pháp mổ mới. Tuy nhiên so với các phương pháp phẫu thuật mới, mổ truyền thống gây đau đớn và dễ để lại nhiều biến chứng hơn.
Mổ thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Theo nhiều nghiên cứu, thống kê, mổ thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ thành công lên đến 90 – 95%. Tỷ lệ tái phát bệnh vào khoảng từ 5 – 15%. Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng trong quá trình điều trị bệnh bởi vì người bệnh sẽ phải chịu đau đớn sau phẫu thuật cùng nhiều biến chứng.
Lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Để quá trình sau mổ thoát vị đĩa đệm hồi phục nhanh chóng, trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Trong những ngày đầu sau khi vừa bổ, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nằm nghỉ ngơi trên giường trong khoảng vài ngày tùy vào mức độ làm liền mô tổn thương của người bệnh. Sau thời gian này, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sĩ để xương khớp nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu sau mổ có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng, giúp xương khớp hoạt động lại bình thường. Các bài tập vật lý trị liệu đối với mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Do đó, người bệnh cần tham khảo và tuân thủ đúng bài tập vật lý trị liệu do bác sĩ hướng dẫn.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học có thể rút ngắn thời gian phục hồi đĩa đệm. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là canxi và khoáng chất. Người bệnh nên bổ sung nhiều protein nạc và tránh các chất béo, đồ ngọt, điều này sẽ gây tổn thương và viêm nhiễm các mô.
Tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và chất kích thích sẽ khiến vùng xương khớp, mô bị tổn thương nghiêm trọng hơn, làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Mặt khác, các chất này có thể tương tác với thuốc điều trị sau phẫu thuật làm biến chất thuốc, làm giảm tác dụng hoặc làm mất tác dụng của thuốc hoàn toàn.
Kiêng các hoạt động mạnh
Sau khi phẫu thuật, người bệnh chỉ thực hiện một số hoạt động mà bác sĩ cho phép. Tránh các hoạt động như: ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, leo cầu thang, mang vác nặng nhọc,…. điều này sẽ tạo áp lực vào vết mổ gây rách, tổn thương vết mổ. Nghiêm trọng hơn, phần đĩa đệm có thể lồi ra lại và người bệnh phải thực hiện cuộc phẫu thuật lần hai.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số thuốc giảm đau, kháng viêm để rút ngắn thời gian hồi phục. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc. Mặt khác, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bên ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của người bệnh về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không, thời gian, chi phí khi mổ thoát vị đĩa đệm. Việc điều trị bệnh cần phải dựa trên các cơ sở y tế khoa học, cần có sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Người bệnh cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp chữa trị cho mình.
>> Mách nhỏ:
- Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
- Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu Hà Nội, TPHCM?