Bệnh bụi phổi silic luôn là nỗi ám ảnh với những người hay làm việc và tiếp xúc nhiều với đá, bê tông, thủy tinh. Triệu chứng của bụi phổi silic là gì? Làm sao để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách kịp thời? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân hình thành bệnh bụi phổi silic là gì?
Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Bụi silic lại có nhiều trong những quặng than, quăng đá, thủy tinh, gạch nung, đồ gốm,… Chính vì thế, lượng công nhân làm việc trong môi trường có chứa nhiều bụi silic là không hề nhỏ. Bệnh bụi phổi silic được hình thành do người bệnh hít phải quá nhiều bụi silic trong môi trường lao động. Theo thống kê vào năm 2011, trong 28 bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi silic nằm trong nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong 27.246 ca bệnh thì có tới 74,40% trong số đó mắc bệnh bụi phổi silic.
Bệnh bụi phổi silic có triệu chứng như thế nào?
Tùy vào thể trạng của mỗi người và từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bụi phổi silic sẽ có những dấu hiệu riêng. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp khi một người mắc bệnh bụi phổi silic là: khó thở, đau ngực, ho ra máu và khạc đờm đen,…
Đối với bệnh nhân mắc bụi phổi silic cấp tính đầu tiên sẽ là khó thở đột ngột, sau đó tiến triển càng ngày càng nhanh, sốt cao và thậm chí là tử vong nhanh chỉ sau vài tháng.
Cách phòng ngừa bệnh bụi phổi silic
Người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, điều đó là rất đúng. Nhất là khi bệnh bụi phổi silic hình thành là do người bệnh hít phải quá nhiều bụi silic khi làm việc, người lao động có thể chủ động trong cách phòng ngừa.
Có các cách sau để phòng ngừa và hạn chế tình trạng bệnh:
Biện pháp kỹ thuật:
- Đầu tư vào hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy móc phát sinh bụi.
- Thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống hút gió tại chỗ để tránh bụi silic bay lên trực tiếp.
- Cuối ca lao động mới thực hiện nổ mìn
Biện pháp cá nhân: Các công nhân trong quá trình lao động luôn dùng khẩu trang, đồng thời có thể dùng thêm mặt nạ lọc bụi để hạn chế nhiều nhất có thể việc tiếp xúc với bụi silic.
Biện pháp y tế: Tổ chức các buổi y tế cộng đồng định kỳ 6 tháng/ lần để khám cho công nhân và phát hiện sớm tình trạng bệnh, nhất là đối với những nhà máy có hàm lượng bụi silic tự do cao.
Điều trị bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silic có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản, tim giãn nở, suy tim tổn thương mạch vành,… Bệnh bụi phổi silic vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, chưa có liệu pháp nào chắc chắn sẽ điều trị được bệnh hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm đi các triệu chứng.
Nếu bị bụi phổi silic, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị sau:
- Điều trị bằng thuốc Tây y: Bao bọc bụi silica làm mất hoạt tính bề mặt của Silic, khiến bụi silic trở nên vô hại với thực bào. Phương pháp này sẽ sử dụng các loại thuốc có chứa các chất như: chất Tetrandrine, muối Citrat nhôm, Corticoid.
- Điều trị bằng thuốc Đông y: Sử dụng cao thảo dược Tâm Minh Đường, loại cao được điều chế từ 100% các loại thảo dược quý: trần bì, kim ngân hoa, cát cánh bách bộ, cải trời, la bạch tử, kinh giới, tang bạch bì.
Những người từng điều trị các bệnh về phổi nhờ Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường đã thuyên giảm đến 60% chỉ sau 8 – 10 ngày dùng cao và 90% không thấy bệnh tái phát lại.
>> Xem thêm: Rốn phổi đậm là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
Trên đây là tổng hợp những điều bạn cần biết về bệnh bụi phổi silic. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi silic, hãy lưu lại ngay bài viết này để biết cách phòng ngừa kịp thời căn bệnh nguy hiểm này.