Viêm phổi có lây không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, bởi nhiều gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm phổi, con cái cũng có thể bị bệnh. Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh viêm phổi có lây không?
Phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy các chứng bệnh phổi thường rất dễ nảy sinh. Ngoài viêm phổi cũng có nhiều căn bệnh đường hô hấp có thể lây nhiễm. Do đó, mọi người thì luôn thắc mắc bệnh viêm phổi có lây không?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm phổi có thể dễ dàng lây nhiễm do tính chất của vi khuẩn phát tán ra ngoài môi trường. Bệnh nhân viêm phổi có thể lây sang cho người tiếp xúc khi đang trò chuyện hoặc hắt hơi, ho.
Những vi khuẩn khi được đưa ra ngoài môi trường sẽ rất dễ di chuyển là xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh. Những người nhiễm vi khuẩn nhưng sức đề kháng cao hơn bình thường thì sẽ có thể dễ dàng tiêu diệt mầm mống của chúng. Ngược lại, những người có sức đề kháng yếu thì vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và hình thành bệnh hơn.
Do đó, với câu hỏi viêm phổi có lây không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và sức khỏe của người tiếp xúc mà có thể phát triển thành bệnh hay không. Bạn hãy thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh cũng như có chế độ chăm sóc người bệnh tránh tiếp xúc với nhiều người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng.
Những người có nguy cơ lây nhiễm cao
Ngoài ra, viêm phổi cũng dễ dàng lây lan hơn trong một số trường hợp như:
- Người bệnh đã nhiễm độc từ các dịch cúm
- Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi và người già trên 65 tuổi
- Phụ nữ mang thai
- Người bị bệnh suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị liệu.
- Người nghiện thuốc lá và sử dụng một số chất kích thích, uống nhiều rượu bia.
- Người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ gan, tiểu đường, hen suyễn, suy tim…
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi lây lan
Như vậy chúng ta đã biết được viêm phổi có lây không. Bên cạnh đó, bạn cần nắm được các biện pháp giúp phòng ngừa viêm phổi hiệu. Một số lưu ý mà bác sĩ hướng dẫn sau đây nên được áp dụng để tránh lây lan trên diện rộng.
- Tiêm vacxin phòng ngừa: Nên tiêm chủng một số mũi vacxin phòng bệnh viêm phổi, cúm. Vì việc tiêm ngừa sẽ có nhiều thay đổi theo thời gian nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ cho dù đã được tiêm chủng trước đó.
- Trẻ em chắc chắn cần được tiêm phòng viêm phổi: Các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ em tiêm các mũi phòng ngừa khác nhau tùy từng độ tuổi. Đặc biệt là trẻ em từ 2 – 5 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn. Và thông thường trẻ em đi học mẫu giáo có thể tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh hơn nên việc tiêm vacxin là điều chắc chắn phải làm.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Những nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây lan qua không khí khi người bệnh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó, bạn cần thường xuyên rửa sạch tay chân, đeo khẩu trang khi ra đường…
- Tránh xa thuốc lá: Thuốc lá không chỉ có hại cho cơ thể mà còn khiến cho hệ thống hô hấp của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng. Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá cũng nên tránh những nơi có khói thuốc.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Thay đổi thói quen sinh hoạt thật lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao vừa sức, bổ sung các chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm phổi thì nên được điều trị cách ly để hạn chế lây lan. Người bệnh cần được ăn uống, tắm rửa và sinh hoạt riêng biệt cho tới khi chữa khỏi bệnh. Tuyệt đối không nên dùng chung các dụng cụ cá nhân và đồ vật trong nhà như bàn chải, khăn tăm, đũa, thìa…
>> Tìm hiểu thêm: Viêm phổi có sốt không?
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phổi và câu trả lời cho câu hỏi viêm phổi có lây không. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để xử lý trong các trường hợp cần thiết. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục.