Viêm phổi ở trẻ em có dấu hiệu nhận biết, cách điều trị như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, nhất là vào lúc thời tiết thay đổi thất thường. Trước khi tìm hiểu cách điều trị, ba mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu của bệnh để có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này nhé!
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ nhỏ. Những dấu hiệu để mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị viêm phổi là:
- Ho, ban đầu có thể ho ít, sau đó tăng lên, kèm theo sốt cao.
- Chảy nước mũi, thở khò khè hoặc thở rít.
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.
- Thở nhanh, trẻ được coi là thở nhanh nếu thở:
- Trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi).
- Trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi).
- Trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi ).
- Rút lõm ngực (Biểu hiện chứng tỏ trẻ có thở gắng sức).
- Tím tái, có thể tím quanh môi, đầu chi hay tím toàn thân. Đây là một biểu hiện cực kỳ nguy hiểm do trẻ bị thiếu oxy.
Bé bị viêm phổi tái đi tái lại
Việc sử dụng nhầm kháng sinh để chữa bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ không những khiến vi khuẩn gây bệnh không được tiêu diệt mà còn có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi của cơ thể. Hơn nữa, khi kháng sinh không tiêu diệt được vi khuẩn sẽ khiến chứng biến đổi mạnh mẽ hơn, chúng sẽ tấn công vào cơ thể yếu ớt của bé dễ dàng hơn làm cho viêm phổi ở bé tái đi tái lại.
Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiều mẹ thấy con đỡ mệt một chút đã tự ý dừng sử dụng kháng sinh trước đơn của bác sĩ. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi khi đó, lượng thuốc vào cơ thể chưa đủ để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, chúng có thể “hồi sinh” khiến bé bị viêm phổi nhiều lần.
Không có biện pháp phòng tránh sau điều trị
Thời tiết thay đổi chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn có thể bùng phát và tấn công bé bất cứ lúc nào. Đặc biệt là với những bé đã từng bị viêm phổi, chính vì vậy, nếu mẹ không có biện pháp phòng viêm phổi hiệu quả, trẻ rất dễ bị viêm phổi tái đi tái lại.
Vậy, phòng bệnh cho trẻ bằng cách nào?
- Để phòng tránh bệnh viêm phổi, ba mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua việc cung cấp các dưỡng chất đầy đủ, cho ăn đúng và đủ theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng đối với từng độ tuổi.
- Thường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ để biết được tình trạng dinh dưỡng của bé.
- Cải thiện môi trường sống: Để tránh cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, ba mẹ phải đảm bảo nhà ở phải thoáng mát, thường xuyên vệ sinh nơi sinh sống sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, đặc biệt là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh về hô hấp (ho, sốt,…)
- Vệ sinh mũi họng: Nếu trẻ đã biết súc miệng thì bạn nên cho bé súc họng bằng nước muối sinh lý. Nhỏ nước muối sinh lý sau khi tiếp xúc với khói bụi, đeo khẩu trang khi cho bé ra ngoài.
- Phòng ngừa đặc trị: Điều trị triệt để những bệnh có thể gây biến chứng đến viêm phổi như suy dinh dưỡng, trào ngược dạ dày thực quản, tim bẩm sinh,…
- Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là các mũi tiêm phòng lao, sởi, HiB, phế cầu, cúm,…
Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?
Với trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi
Với trẻ ở giai đoạn này, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị, do bệnh có thể diễn biến nhanh và khó lường cần được theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ. Việc điều trị cần có sự chỉ định của các chuyên gia.
Theo các chuyên gia, ở nhóm tuổi này nên dùng benzyl – penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamycin. Với trường hợp viêm phổi nặng thì dùng cefotaxim.
Với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Với những trẻ bị viêm phổi không nặng nên dùng cotrimoxazol ở những nơi phế cầu chưa kháng với thuốc hoặc dùng amoxycillin, nếu đỡ điều trị đủ 5-7 ngày.
Với những trường hợp không đỡ hoặc nặng thêm thì dùng benzylpenicillin hoặc ampicillin. Theo dõi khoảng 2-3 ngày, nếu đỡ tiếp tục dùng 5-10 ngày.
Với trẻ trên 5 tuổi
Với trẻ ở độ tuổi này, các chuyên gia sẽ cho bé dùng benzylpenicillin hoặc cefuroxim hoặc ceftriaxon. Riêng đối với trường hợp viêm phổi không điển hình sẽ cho trẻ sử dụng erythromycin uống trong 10 ngày.
>> Có thể bạn quan tâm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do đâu?
Việc trang bị những kiến thức về cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có hướng chăm sóc và điều trị là một việc làm rất cần của các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 5 tuổi. Hy vọng với những thông tin trên đây đã phần nào giúp bố mẹ hiểu hơn về bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!