Viêm phế quản mãn tính là một giai đoạn nặng của bệnh viêm phế quản. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu không được chăm sóc và chữa trị phù hợp sẽ có nguy cơ cao gây ung thư. Vì vậy, bài viết dưới đây chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức tổng quan về bệnh viêm phế quản mãn tính và cách chữa tốt nhất.
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh lý về hô hấp vô cùng nguy hiểm. Đây là giai đoạn nặng của viêm phế quản. Hầu hết những người mắc bệnh đều có phế quản bị viêm nhiễm nặng, tắc nghẽn và xuất huyết kéo dài. Nguyên nhân bởi người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc lá, hít phải nhiều khói bụi và hô hấp trong bầu không khí ô nhiễm nặng.
Viêm phế quản mãn tính nếu như không được điều trị dứt điểm sẽ kéo dài từ năm này sang năm khác. Người bệnh có nguy cơ cao sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, hen phế quản, ung thư phổi, lao phổi, ung thư phế quản, suy tim,…
Nguyên nhân viêm phế quản mãn tính
- Nguyên nhân phổ biến nhất làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính đó chính là việc hút thuốc hoặc hít phải khói bụi bẩn, khí độc.
- Do một số loại virus gây nên như RSV. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ làm hẹp tiểu phế quản trong phổi.
- Ngoài ra việc tiếp xúc với bụi bặm, không khí ô nhiễm, khói bụi cũng khiến bệnh viêm phế quản mãn tính tiến triển.
Một số nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính:
- Sức đề kháng yếu: Những người thường xuyên bị cảm lạnh hoặc mắc một số bệnh cấp tính, mãn tính sẽ khiến hệ miễn dịch yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công gây bệnh.
- Trào ngược dạ dày: Trường hợp ợ nóng do trào ngược dạ dày lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dễ gây kích thích đến cổ họng cũng có thể gây viêm phế quản mãn tính.
Viêm phế quản mãn tính có biểu hiện gì?
Có thể nhận biết bệnh viêm phế quản mãn tính qua những biểu hiện dưới đây:
Ho, khạc đờm
Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh. Các chất nhầy tồn tại bên trong phế quản sẽ khiến người bệnh bị ho và khạc ra đờm. Tình trạng này có thể kéo dài trong hơn 90 ngày/năm.
Tình trạng ho và số lượng đờm ở mỗi bệnh nhân là khác nhau và tình trạng sẽ nặng thêm theo thời gian.
Khó thở, thở gấp
Khi các chất nhầy tràn ra ống phế quản gây tắc nghẽn, không khí sẽ khó di chuyển dẫn đến tình trạng khó thở, thở gấp. Tình trạng này cũng ngày càng tăng lên theo mức độ nặng của bệnh.
Thông thường, trong lúc ho người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Tuy nhiên, nếu lúc nghỉ ngơi người bệnh cũng cảm thấy khó thở thì có thể bệnh đã biến chứng thành bệnh phổi nghẽn mãn tính và phát triển thành khí phế thũng.
Triệu chứng khác
Bên cạnh các triệu chứng viêm phế quản mãn tính điển hình trên, người bệnh còn có các biểu hiện sau:
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh.
- Khó chịu, đau nhức ở ngực.
- Nghẹt mũi, xoang mũi.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Đôi khi đi kèm với sốt nhẹ.
- Khi bệnh chuyển nặng, môi người bệnh sẽ chuyển sang màu xanh do cơ thể thiếu oxy, sưng ở chân, cơ thể phù nề.
Chữa viêm phế quản mãn tính
Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính gồm có phương pháp sử dụng thuốc Tây y, Đông Y, thảo dược tự nhiên…
Trị bệnh bằng thuốc Tây Y
Khi sử dụng thuốc Tây Y để điều trị viêm phế quản mãn tính, người bệnh có thể uống các loại thuốc như:
- Thuốc long đờm: Acetylcystein, carbocistein,…
- Thuốc kháng viêm: Thuốc chứa corticoid.
- Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, terbutalin, formoterol,…
- Thuốc kháng sinh: Macrolide, Doxycycline,…
Thuốc Tây nhanh chóng tác động vào cơ thể người bệnh, đẩy lui các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính như ho có đờm, sốt cao, tức ngực, khó thở,… giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Bệnh nhân nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Thảo dược tự nhiên
Một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính như:
Lá tía tô, kinh giới
Nguyên liệu: Lá tía tô, kinh giới, lá xương sông, lá hẹ và gừng tươi
Cách điều chế: Đem rửa sạch tất cả các vị thuốc trên rồi mang phơi khô. Sau khi các vị thuốc trên khô thì sắc cùng với 500ml nước. Sắc nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 200ml nước thuốc thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia thành 3 phần, uống còn ấm sau khi ăn.
Lá dâu tằm, hoa cúc
Chuẩn bị: Lá dâu tằm, rau má, hoa cúc, lá canh và lá hẹ
Cách điều chế: Các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước sau đó sắc cùng với 500ml nước. Sắc nhỏ lửa đến khi nước thuốc cạn còn 200ml là được. Chắt lất nước sau đó chia nhỏ làm 3 phần, uống còn ấm nóng sau mỗi bữa ăn.
Hoa đu đủ đực, đường phèn
Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực tươi và đường phèn
Cách thực hiện như sau: Hoa đu đủ đực đem rửa sạch, để ráo nước rồi phơi khô. Sau đó, cho hoa đã khô vào bát, thêm đường phèn vừa đủ vào rồi mang hấp cách thủy. Sau khoảng 30 phút là có thể dùng được. Người bệnh kiên trì áp dụng, sau một thời gian tình trạng bệnh giảm hẳn.
Vỏ rễ dâu tằm, rau má
Chuẩn bị: Vỏ rễ dâu tằm, rau má, trần bì, bán hạ chế và mạch môn
Cách điều chế: Đen tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch sẽ rồi để cho ráo nước. Tiếp đến, sắc cùng với 750ml nước. Sắc nhỏ lửa đến khi nước thuốc cạn còn 250ml là được. Chắc nước thuốc, chia nhỏ, uống làm 3 lần trong ngày. Uống đều đặn liên tục sau 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Thuốc Đông y
Ngoài thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y gia truyền cũng đang chứng minh được hiệu quả trong điều trị viêm phế quản mãn tính. Các bài thuốc Đông y với những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên không chỉ đỡ tốn kém mà còn rất an toàn cho người bệnh. Một trong số những bài thuốc Đông Y chữa viêm phế quản mãn tính hiệu quả là sử dụng Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường.
Cao được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, an toàn cho người sử dụng. Các thảo dược gồm có kim ngân hoa, kinh giới, tang bạch bì, cải trời, trần bì, cát cánh, la bạc tử, bách bộ. Tất cả thảo dược này được trồng riêng biệt ở Vườn dược liệu thuộc Bộ Y tế nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của cao.
Sử dụng Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường ngoài tác dụng chữa trị viêm phế quản mãn tính còn chữa trị:
- Ho gió, ho khan, ho có đờm
- Viêm phổi, viêm tiểu phế quản
- Viêm họng, khàn giọng, mất tiếng
- Viêm amidan, viêm thanh quản
- Bổ phế, bổ phổi
Xem thêm:
- Viêm tiểu phế quản là gì? Có tự khỏi không? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Viêm phế quản co thắt khó thở là gì? Phác đồ điều trị của Bộ Y tế
Qua những thông tin về bệnh viêm phế quản mãn tính trên, mong rằng bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như lựa chọn được cách chữa trị phù hợp, đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.