Viêm phế quản có truyền nước được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Vì truyền nước là một trong những phương pháp bù nước, bù chất điện giải cho cơ thể. Bài viết hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.
Viêm phế quản có truyền nước được không?
Truyền nước là một trong những phương pháp truyền dung dịch vô khuẩn bằng đường tĩnh mạch vào cơ thể. Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo nên truyền nước cho những người bị mất nước, mệt mỏi, sốt cao, không thể uống nước, người mới thực hiện phẫu thuật. Vậy người bị viêm phế quản có truyền được nước không?
Câu trả lời chính là có thể truyền nước được, người bệnh viêm phế quản nên truyền nước khi:
- Cơ thể thiếu nước, truyền nước để bù lại phần nước đã mất.
- Cơ thể cần bổ sung chất điện giải.
- Cơ thể bị sốt cao, tiêu chảy, bỏng nặng, chảy nhiều máu.
- Pha loãng các loại thuốc mà không thể tiêm trực tiếp vào cơ thể.
- Người bệnh không thể tự ăn mà phải truyền dinh dưỡng thông qua đường tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, không phải người bệnh viêm phế quản nào cũng có thể truyền nước được, việc truyền nước sẽ phụ thuộc vào triệu chứng như:
- Bị sốt nhẹ không nên truyền nước.
- Sốt cao, sốt co giật có thể truyền nước.
- Chỉ số trung bình trong máu thấp thì cần phải truyền nước để bù đắp lại.
Người bệnh viêm phế quản nên truyền loại nước nào?
Tùy thuộc vào sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định truyền nhiều loại nước khác nhau. Các loại nước thường được sử dụng để truyền cho người bệnh viêm phế quản gồm:
- Nhóm bổ sung những chất điện giải như natri, kali… cho người bị thiếu nước và mất máu.
- Nhóm chứa glucose giúp bổ sung chất dinh dưỡng.
- Nhóm bổ sung chất béo, vitamin, chất đạm.
- Nhóm bổ sung huyết tương tươi có chứa dung dịch albumin.
Hầu hết những trường hợp bị viêm phế quản có triệu chứng sốt cao thường gây mất nước, mất chất điện giải nên truyền nhóm điện giải. Nếu sử dụng sai loại có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đi khám lâm sàng, kiểm tra sức khỏe để đảm bảo truyền đúng loại nước.
Người bệnh cũng không nên lạm dụng việc truyền nước, vì khi truyền nước nhiều thì tim sẽ phải hoạt động liên tục dẫn đến giảm huyết áp, thậm chí gây tử vong.
Đối với những trường hợp viêm phế quản nhẹ, sốt nhưng không mất nước thì chỉ nên bổ sung nước bằng đường ăn uống. Người bệnh chỉ cần uống nước hoa quả, oresol, thực phẩm chứa nhiều nước.
Lưu ý khi truyền nước cho người bị viêm phế quản
Trong quá trình truyền nước cho người bị viêm phế quản có thể gặp nhiều rủi ro, vì vậy cần lưu ý một số vấn đề khi truyền nước:
- Dụng cụ truyền nước đảm bảo vệ sinh, được vô trùng sạch trước khi truyền.
- Truyền nước từ từ, không được truyền dịch nhanh.
- Khi truyền nước xong thì cần phải khóa van lại ngay để tránh máu đẩy ngược lại.
- Lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, có trang thiết bị hiện đại để thực hiện truyền dịch.
- Cần theo dõi kỹ quá trình truyền nước để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời rủi ro.
- Tuyệt đối không được tự ý truyền nước khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Trong quá trình truyền dịch có xảy ra bất kỳ rủi ro bất thường như ớn lạnh, khó thở, đau tức ngực, sưng phù, rét run… thì cần phải báo cáo ngay.
Xem thêm: Viêm phế quản có nên nằm điều hòa không? Chuyên gia giải đáp
Bài viết trên đây, các chuyên gia của chúng tôi đã giải đáp chi tiết về vấn đề viêm phế quản có truyền nước được không. Tất cả những nội dung ở bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên của bác sĩ.