Viêm phế quản có sốt không là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay, các chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ giải đáp chi tiết về vấn đề này để mọi người có thể hiểu hơn.
Viêm phế quản có sốt không?
Sốt là tình trạng thân nhiệt bị tăng cao so với nhiệt độ cơ thể bình thường. Nguyên nhân có thể do bị vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể tiết ra độc tố. Hoặc cũng có thể do cơ thể sản sinh ra một loại protein khi tế bào bị tổn thương, thường là do viêm nhiễm, hoại tử, bị chấn thương…
Như vậy, khi bị viêm phế quản người bệnh hoàn toàn có thể bị sốt. Tuy nhiên, tình trạng sốt thường chỉ xảy ra khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, khi bệnh chuyển biến sang mãn tính có thể không bị sốt. Ở giai đoạn đầu, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể kích thích các tế bào lympho, thực bào tiết ra cytokine nhiều hơn bình thường. Chất cytokine này tác động lên những thụ thể cảm ứng nhiệt ở vùng dưới đồi sinh nhiệt gây sốt.
Viêm phế quản sốt mấy ngày thì khỏi?
Các chuyên gia hô hấp cho biết: Viêm phế quản gây sốt mấy ngày sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu như bệnh chưa được kiểm soát, tình trạng viêm nhiễm vẫn còn thì triệu chứng sốt vẫn còn. Ngược lại nếu được điều trị, kiểm soát tốt thì sau 2 – 3 ngày thân nhiệt cơ thể giảm dần, lúc này tình trạng sốt cũng được cải thiện và khỏi.
Sốt viêm phế quản gây mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng, bởi phản ứng này giúp bảo vệ, tăng cường khả năng đề kháng, giúp cơ thể chống lại được vi khuẩn, virus gây bệnh. Theo như cơ chế miễn dịch, cơ thể khi bị các tác nhân xâm nhập vào sẽ sản sinh bạch cầu nhiều hơn để tăng kháng thể phòng ngừa yếu tố gây hại.
Trong thực tế, cùng một tác nhân khiến viêm họng sốt nhưng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Sốt nhẹ hoặc không sốt ở người già, ngược lại người sức khỏe tốt, người trẻ thì bệnh lại gây sốt cao hơn.
Mặc dù vậy, nhưng nếu tình trạng sốt kéo dài, tăng nặng thì sốt do viêm phế quản hoàn toàn có thể gây nguy hại cho cơ thể. Khi sốt kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa, tim hoạt động quá tải khiến cho chức năng của một vài cơ quan bị suy giảm. Năng lượng dự trữ của cơ thể cũng bị hao hụt dẫn đến tình trạng suy kiệt, mệt mỏi, sút cân. Nguy hiểm hơn là có thể gây sốc nhiễm khuẩn.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, sốt cao kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mê sảng, hôn mê, co giật, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bị số do viêm phế quản phải làm sao?
Bệnh viêm phế quản gây sốt để bảo vệ cơ thể trước tác nhân tấn công vào cơ thể. Vì thế khi đó, người bệnh cần theo dõi sát xao diễn biến của tình trạng sốt. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa là không nên xử lý giảm sốt ngay, điều cần làm đó là:
- Cần phải xác định được sốt do đâu để có biện pháp xử lý phù hợp
- Chỉ áp dụng biện pháp hạ sốt trong trường hợp sốt dai dẳng và sốt cao hơn hoặc có biến chứng xảy ra
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất
- Nên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, tránh bị mất nước do sốt
Chườm ấm
Chườm ấm để hạ sốt là cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Hơi ấm giúp lưu thông các mạch máu, điều hòa thân nhiệt giúp người bệnh sẽ dễ chịu và thoải mái hơn.
Khi bị sốt do viêm phế quản, người bệnh nên dùng một chiếc khăn sạch, mềm mại nhúng vào nước ấm rồi lau khắp cơ thể. Thực hiện lau nhiều lần. Khi lau kết hợp với massage toàn thân, sau đó chườm khăn ấm lên trán như vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Áp dụng cách này cần phải chú ý nước không nên để quá nóng sẽ gây bỏng da.
Chanh tươi
Dùng nước chanh tươi để hạ sốt do viêm phế quản gây ra khá hiệu quả, mà cách thực hiện cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng lát chanh tươi ngậm và nuốt từ từ. Kết hợp với việc dùng các lát chanh tươi chà lên toàn cơ thể. Thực hiện cách này, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Khoai tây
Để hạ sốt bằng khoai tây, người bệnh chỉ cần dùng vài lát khoai tây tươi ngâm vào với giấm ăn. Tiếp theo, sử dụng những lát khoai tây này đắp lên trên trán là được. Chỉ sau thời gian từ 20 – 30 phút, tình trạng sốt giảm rõ rệt.
Tất ướt
Sử dụng tất ướt rồi quấn ở quanh vị trí mắt cá chân là một cách hạ sốt do viêm phế quản không phải ai cũng biết. Cách này đen lại hiệu quả rất nhanh.
Cách thực hiện: Sử dụng 2 chiếc tất cotton nhúng vào trong nước đá. Sau đó, dùng 2 chiếc tất này quấn quanh ở mắt cá chân. Sau khoảng 15 phút, thân nhiệt sẽ giảm rõ rệt.
Đưa đến bệnh viện
Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng sốt do viêm phế quản không thuyên giảm, thậm chí sốt cao hơn, kèm theo là triệu chứng co giật, khó thở thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu không có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Xem thêm:
- Viêm phế quản có lây không? Con đường lây nhiễm là gì?
- Viêm phế quản có được tắm không? Cách tắm cho trẻ em sơ sinh
Trên đây là giải đáp viêm phế quản có sốt không, có nguy hiểm không và cách hạ sốt an toàn, hiệu quả. Mong rằng chia sẻ này hữu ích giúp bạn đọc biết được cách xử lý phù hợp khi bị sốt viêm phế quản.