Đau mỏi vai gáy là gì? Bao lâu thì khỏi? Cách điều trị

Đau mỏi vai gáy là hiện tượng đau nhức ở vùng cổ vai gáy ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Không chỉ làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày mà hiệu quả lao động cũng giảm sút rõ rệt khi gặp phải tình trạng này. Để hiểu rõ hơn về bệnh đau mỏi vai gáy và biết cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả bạn đọc hãy bớt chút thời gian theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy được hiểu là tình trạng các bó cơ vùng vai gáy bị co cứng gây ra cảm giác đau đớn và hạn chế tầm vận động cổ khi quay hoặc cúi đầu. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu đau vai gáy do bệnh lý gây ra.

Ngoài cảm giác đau nhức, người bệnh còn gặp phải tình trạng tê bì, châm chích vùng bả vai, cánh tay. Triệu chứng thường có xu hướng rõ rệt hơn khi vận động, làm việc hoặc khi thời tiết thay đổi.

Trước đây, đau vai gáy chỉ xảy ra ở người từ độ tuổi trung niên trở ra. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng bị trẻ hóa về độ tuổi. Thực tế cho thấy có rất nhiều người trẻ làm các công việc mang tính đặc thù như nhân viên văn phòng, người lái xe, công nhân nhà máy,…. cũng có thể gặp phải hiện tượng này.

Đau mỏi vai gáy

Vì sao đau cổ vai gáy?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, đau vai gáy có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Chúng được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính. Cụ thể như sau:

Đau vai gáy do tác động cơ học

Trong các sinh hoạt, làm việc thường ngày có thể bạn đã mắc phải những thói quen không tốt. Tác động tiêu cực đến cấu trúc vùng cổ vai gáy và gây ra cơn đau.

Các nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Sinh hoạt làm việc sai tư thế: Thói quen ngồi lâu một chỗ để làm việc với máy tính, thường xuyên cúi đầu thấp khi làm việc, ngồi ngả đầu ra phía sau,… Tất cả đều làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và oxy đến các bó cơ khu vực cổ, vai và gáy. Vì vậy bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức, cứng cổ nếu có thói quen này.
  • Tập luyện quá sức: Tập luyện thể dục thể thao giúp duy trì sức mạnh cơ bắp, cải thiện vóc dáng. Thế nhưng nếu tập luyện quá sức, không khởi động kỹ trước khi tập luyện sẽ làm tổn thương bó cơ vùng vai gáy và dẫn đến triệu chứng đau nhức
  • Do tính chất công việc: Những người làm các công việc mang tính đặc thù, bắt buộc phải ngồi lâu, phải hoạt động nhiều ở vùng cột sống cổ. Hoặc thường xuyên mang vật nặng trên vai cổ cũng khiến bộ phận này chịu sức ép lớn, dễ nhức mỏi và đau đớn.

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mỏi vai gáy. Nhóm nguyên nhân này chiếm đế khoảng 70% tổng số trường hợp. Theo đó các bệnh lý thường gặp nhất là:

  • Thoái hóa cột sống sống: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy. Các đốt sống cổ bị thoái hóa đã hình thành nên các gai xương chèn ép lên rễ dây thần kinh xung quanh. Từ đó dẫn đến cảm giác tê bì, đau nhức kéo dài ở cổ vai gáy. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh
  • Gai đốt sống cổ: Bệnh xảy ra do sự lắng đọng canxi ở cột sống. Lượng canxi không được chuyển hóa đã kết tinh thành các gai xương nhỏ chèn ép lên dây thần kinh. Điều này cũng khiến cho bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy với cảm giác rất khó chịu
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Bệnh xảy ra khi hệ thống các dây thần kinh vùng vai gáy bị đè nén và chèn ép trong thời gian dài. Khi bị căng giãn quá mức sẽ gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội ở cổ vai gáy. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như: Người mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung,…
  • Bệnh viêm bao khớp vai: Viêm bao khớp vai cũng được biết đến là bệnh lý thường gặp dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy. Triệu chứng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi thay đổi thời tiết hoặc lao động gắng sức.

Vì sao đau cổ vai gáy

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các tác động cơ học và bệnh lý, đau mỏi vai gáy còn có thể gặp phải do các nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương mô mềm ở gân, cơ, dây chằng ở vùng cổ vai gáy khi vận động  làm việc. Khi bị chấn thương mô mềm, bạn cũng sẽ gặp phải cảm giác đau nhức, cứng khớp, khó cử động vùng đầu cổ.
  • Do yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa của cơ thể càng diễn ra nhanh hơn. Trong đó sự thoái hóa ở cơ xương khớp sẽ làm ảnh hưởng lớn nhất đến các hoạt động thường ngày. Vì vậy khi về già, mọi người thường gặp phải hiện tượng đau mỏi ở vùng vai gáy.
  • Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết trở lạnh sẽ làm áp suất không khí giảm xuống, các mạch máu bị co lại, dịch nhờn ổ khớp cũng bị đặc quánh, khó lưu thông. Tất cả những tác động này đều khiến cho quá trình vận chuyển máu và oxy giảm đi, gây ra cảm giác đau nhức.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Thiếu hụt khoáng chất, vitamin, canxi khiến cho chức năng xương khớp giảm sút, hoạt động của các dây thần kinh ngoại vi cũng bị ảnh hưởng. Dẫn đến đau mỏi vai gáy, cơ thể đau nhức, mệt mỏi

Triệu chứng đau mỏi vai gáy

Ngoài hiện tượng đau mỏi vai gáy, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Cơn đau thường xuất hiện khi mới ngủ dậy, khi ngồi lâu một chỗ hoặc khi vừa gắng sức làm việc
  • Mức độ đau nhức tăng nặng hơn khi vận động, ho, hắt hơi hoặc khi thời tiết thay đổi. Nếu được nghỉ ngơi thì cường độ cơn đau có xu hướng giảm xuống
  • Cơn đau thường khởi phát từ vùng gáy cổ, sau đó lan sang hai bên bả vai, xuống cánh tay. Khả năng vận động, cầm nắm của bàn tay giảm sút
  • Sờ vào vùng bả vai cảm thấy tê cứng. Người bệnh cảm thấy nặng nề, luôn có chịu, khó vận động 2 chi trên
  • Một số trường hợp kèm theo triệu chứng ù tai, chóng mặt, hoa mắt,….

Triệu chứng đau mỏi vai gáy

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy. Nếu do các tác động cơ học, chế độ dinh dưỡng thì không gây ra biến chứng nặng nề. Khi thay đổi thói quen xấu, tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe thì cơn đau sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên nếu đau mỏi vai gáy xuất phát từ các bệnh lý về xương khớp thì sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức mãn tính, kéo dài dai dẳng, dễ tái phát trở lại. Nếu không được điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề cho sức khỏe. Cụ thể, những tác động tiêu cực của cơn đau mỏi vai gáy mãn tính do bệnh về xương khớp có thể gây ra là:

  • Khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể, mất tập trung, chất lượng cuộc sống suy giảm
  • Thiếu máu não, rối loạn tiền đình, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu
  • Gây tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay, làm rối loạn phản xạ 2 chi trên, ảnh hưởng đến cảm giác của tay khi làm việc, sinh hoạt
  • Sự chèn ép tủy sống, dây thần kinh kéo dài dẫn đến biến dạng cột sống. Làm lệch lạc cấu trúc cơ thể
  • Các gân cơ không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến teo cơ. Cuối cùng là gây ra biến chứng bại liệt, tàn phế

Đau vai gáy bao lâu thì khỏi?

Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi đau vai gáy bao lâu thì khỏi. Vì tốc độ phục hồi còn phụ thuộc vào nguyên nhân bị đau vai gáy. Nếu do các tác động cơ học, thói quen ngồi làm việc không khoa học thì cơn đau sẽ nhanh chóng được cải thiện sau vài ngày.

Còn nếu đau vai gáy cho bệnh lý thì mọi người cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Ở mức độ nhẹ, bệnh được phát hiện điều trị sớm thì sẽ sớm đạt được kết quả, sớm phục hồi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong trường hợp để bệnh diễn tiến kéo dài với những triệu chứng tăng nặng thì bệnh nhân phải kiên trì trong vài tháng, thậm chí là vài năm. Lúc này việc điều trị bằng cách thay đổi thói quen sống, sử dụng thuốc,…cũng không đảm bảo được hiệu quả. Có thể bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật, vừa tốn kém chi phí vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn.

Đau vai gáy bao lâu thì khỏi

Điều trị đau vai gáy

Tùy vào loại bệnh và mức độ tổn thương đang gặp phải, người bệnh sẽ được tư vấn, chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể là:

  • Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là cách điều trị bảo tồn được áp dụng phổ biến với những trường hợp đau vai gáy mức độ nhẹ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Các loại thuốc giảm đau và chống viêm: Chủ yếu là Paracetamol và NSAIDs. Đem lại công dụng giảm đau tức thì và giúp chống lại các phản ứng viêm khi bị đau mỏi vai gáy
  • Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ: Ví dụ như Eperisone, Decontractyl hoặc Tolperisone. Tác dụng chính của nó là làm giảm các cơn đau do co cứng hoặc sự co thắt quá mức của các bó cơ
  • Viên uống bổ sung vitamin: Viên uống bổ sung vitamin có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào thần kinh. Đồng thời góp phần hỗ trợ làm giảm cơn co cứng cơ ở vùng cổ vai và khu vực gáy cổ

Đa số các nhóm thuốc nêu trên đều có tác dụng chính là giúp giảm đau, kiểm soát phản ứng viêm và làm giảm sự ảnh hưởng của bệnh với cơ thể. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không có hiệu quả điều trị lâu dài. Hơn nữa việc sử dụng thuốc dài ngày có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong đợi. Thế nên mọi người chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Vật lý trị liệu chữa đau mỏi vai gáy

Vật lý trị liệu là việc tác động lực hoặc nhiệt độ lên vùng cơ thể đang bị đau nhức với mục đích là làm giãn cơ, kích thích tuần hoàn máu. Từ đó giúp làm giảm áp lực cho bó cơ, dây chằng, tủy sống, dây thần kinh,…. giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Một số phương pháp vật lý trị liệu đơn giản thường được áp dụng là: Châm cứu, bấm huyệt, kích điện, chườm nóng hoặc chườm lạnh,…..Phương pháp giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng chỉ được xem là giải pháp điều trị mang tính tạm thời, không chấm dứt được tình trạng đau nhức lâu dài.

  • Phẫu thuật chữa đau mỏi vai gáy

Trong trường hợp áp dụng hết các phương pháp điều trị bảo tồn đều thất bại hoặc mức độ tổn thương đã quá nghiêm trọng bệnh nhân sẽ được cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Đây là biện pháp cuối cùng trong y học dùng để khắc phục tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài, giúp bảo tồn chức năng cột sống cổ và các cơ quan xung quanh.

Phương pháp thường được áp dụng trong các trường hợp đau mỏi vai gáy do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống,…. Tuy vậy không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng đem lại tỷ lệ thành công như mong đợi. Hơn nữa chi phí thực hiện cũng rất tốn kém.

Phẫu thuật chữa đau mỏi vai gáy

Phòng ngừa đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy được xem là dạng tổn thương phổ biến ở mọi đối tượng. Trong đó có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Người cao tuổi, người làm các công việc mang tính đặc thù, người thường xuyên phải lao động nặng nhọc,… Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng nề nhất là teo cơ, bại liệt.

Thế nhưng chỉ cần chú ý hơn trong việc chăm sóc sức khỏe chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mọi người nên thực hiện tốt:

  • Hạn chế ngồi làm việc trong thời gian dài. Nên đứng lại, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 giờ làm việc
  • Ngồi làm việc ngay ngắn, điều chỉnh bàn, ghế làm việc đúng tư thế, đặt khủy tay vuông góc với mặt bàn khi làm việc với máy tính
  • Tránh cúi thấp đầu khi làm việc, không kẹp điện thoại vào cổ để nói chuyện
  • Nằm ngủ đúng tư thế, không nằm ngủ gục, không nằm cong vẹo cột sống
  • Tích cực bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp như vitamin, khoáng chất, canxi,….
  • Rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao điều độ giúp tăng cường sức khỏe, duy trì thể lực, phòng ngừa bệnh tật

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về tình trạng đau mỏi vai gáy và cách khắc phục đang được áp dụng. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người hiểu đúng về bệnh và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *