Viêm khớp dạng thấp theo YHCT có định nghĩa, nguyên nhân, cách điều trị khác với y học hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn đọc viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền là gì, nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp thuộc vào chứng tý. Đây là tình trạng kinh mạch bị xâm phạm bởi ngoại tà và gây ra tình trạng bế tắc khí huyết. Kết quả của việc khí huyết không lưu thông là người bệnh xuất hiện tình trạng phù nề, đau nhức các khớp, sưng tấy và khó khăn khi cử động khớp.
Giống như nhiều bệnh lý khác về xương khớp, viêm khớp khó điều trị dứt điểm, tận gốc được căn nguyên bệnh. Các biện pháp điều trị hầu hết chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức, có thể cải thiện tình trạng bệnh với người mãn tính. Ở người bị viêm khớp cấp tính thì có khả năng điều trị triệt để, khôi phục hoàn toàn chức năng của xương khớp một cách tốt nhất.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp theo YHCT
Khi đi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này thì các nguyên nhân chính được thống kê là do chấn thương ngoài, chấn thương trong cơ thể và một số nguyên nhân ngoại lệ.
Các nguyên nhân ngoài phổ biến nhất là do người bệnh bị chứng phong hàn, thấp khớp khiến kinh mạch bị tổn thương. Theo thời gian gây ra tình trạng bế tắc khí huyết, khó khăn khi cử động khớp.
Ngoài ra bệnh còn gây ra do người bệnh bị phong hàn thấp hoặc nhiệt xâm nhập vào gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khí huyết bị ứ đọng ở các khớp gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức. Các biểu hiện kèm theo là khát nước nhiều, nước tiểu có màu vàng đậm, sợ gió, sốt nhẹ.
Các chấn thương từ bên trong thường thấy là do nguyên khí người bệnh bị suy giảm, tà khí khi này xâm nhập vào hình thành các mầm mống gây bệnh. Người bệnh tê bì tay chân, khó khăn trong vận động, khí huyết không thông dẫn tới biến dạng khớp.
Các nguyên nhân ngoại lệ do huyết ứ, đàm trọc khiến kinh lạc, cơ nhục bị tắc. Người bệnh sẽ thấy các khớp xuất hiện các cục nhỏ, trường hợp nặng thấy có biến dạng, khô cứng các khớp. Khi không điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh đối diện với nguy cơ mất chức năng, bại liệt khớp.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y
Việc điều trị viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền được dựa trên thể lâm sàng mà người bệnh mắc phải. Mỗi thể sẽ có bài thuốc điều trị riêng biệt. Cụ thể
Đối với thể phong thấp
Dấu hiệu thường thấy của người bị bệnh này là cơ khớp, cơ nhục bị đau, khó co, duỗi, có cảm giác nặng khi vận động. Các cơn đau thường lan rộng, di chuyển ra nhiều vị trí kèm theo sự tê bì. Người bệnh sốt nhẹ, sợ gió, lưỡi có cảm giác nhớt dính. Khi bắt mạch thấy mạch nhu hoãn hoặc phù hoãn.
Bài thuốc quyên tý thang chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y dùng điều trị thể phong thấp như sau:
Dược liệu gồm có: 30 gam tang chi, 30gam hải phong đằng, đương quy, xuyên khung, tần giao mỗi loại 12 gam, độc hoạt, khương hoạt, quế chi mỗi loại 8 gam, nhũ hương, mộc hương, chích cam thảo mỗi loại 6 gam.
Mỗi ngày người bệnh sắc một thang thuốc như trên chia làm hai lần sắc, sử dụng trong ngày.
Bài thuốc đối pháp nghiệm phương
Thang thuốc gồm có: 16 gam mỗi loại ké đầu ngựa, thổ phục linh, hy thiêm, 12 gam mỗi loại khương hoạt, tỳ giải, ý dĩ, uy linh tiên, đương quy, cam thảo nam, 8 gam quế chi.
Người bệnh mang chia thang thuốc trên thành hai lần, sắc uống trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thể hàn thấp
Người mắc bệnh thể hàn thấp thường xuất hiện các dấu hiệu như đau nhức, lạnh và nặng nề tại các khớp. Các cơn đau có tính chất cố định, không lan rộng, thường đau nhiều về đêm, không có triệu chứng sưng tấy. Người bệnh chỉ cảm thấy khó khăn khi hoạt động, lưỡi nhạt màu, nhớt. Khi bắt mạch thấy mạch huyền hoãn, huyền khẩn.
Bài thuốc can khương thương truật thang điều trị viêm khớp dạng thấp
Các thảo dược gồm có: 8 gam mỗi loại: can khương, thương truật, quế chi, ý dĩ, 12 gam bạch linh, 6 gam cam thảo, 16 gam xuyên khung.
Thang thuốc cũng được chia làm hai lần, sắc sáng chiều và sử dụng trong ngày.
Bài thuốc đối pháp lập phương
Gồm có 8 gam quế chi, 4 gam tế tân, 12 gam mỗi loại thổ phục linh, uy linh tiên, rễ cỏ xước, xuyên khung, 10 gam thiên niên kiện, 16 gam cành dâu.
Mỗi ngày bạn uống một thang thuốc trên và chia làm hai lần sắc.
Thể phong thấp nhiệt
Biểu hiện của bệnh là sưng tấy tại các khớp, các khớp đau có tính chất đối xứng, khó co duỗi, sốt, thèm uống nước lạnh. Khi chườm lạnh các khớp có cảm giác thoải mái, bớt sưng tấy, nước tiểu có màu đỏ.
Bài thuốc bạch hổ quế chi thang gồm có: 12 gam tri mẫu, ngạnh mễ, 30 gam thạch cao sống, 6 gam quế chi và 4 gam cam thảo.
Bài thuốc này cần chi làm hai lần sắc, mỗi ngày một thang và nên được sử dụng tối thiểu 5 thang để có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.
Với người bị viêm khớp dạng thấp dạng nhẹ có thể sử dụng bài quế chi thược dược như sau:
8 gam mỗi loại quế chi, ma hoàng, 12 gam mỗi loại bạch thược, tri mẫu, bạch truật, sinh khương, 6 gam cam thảo, phụ tử chế.
Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc, chia làm hai lần sắc.
Với người bệnh có các triệu chứng như sốt nhẹ, cơn đau nhức kéo dài, mạch bắt được là mạch tế sác thì nên dùng bài thuốc quế chi thược dược nhưng bỏ huyền sâm, địa cốt bì, sinh địa, sa sâm, thạch hộc và miết giáp.
Bài thuốc đối pháp lập phương: Chuẩn bị thổ phục linh, hy thiêm mỗi loại 16 gam, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, sinh địa mỗi loại 12 gam, rễ cà gai leo, lá huyết dụ, cam thảo nam mỗi loại 10 gam. Bài thuốc cũng được chia làm hai phần, sắc hai lần trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang.
Thể can thận hư
Biểu hiện của bệnh gồm có: bệnh có tính mãn tính, khớp bị viêm có tình trạng đau mỏi, khó di chuyển, sưng nề và biến dạng khớp. Tay chân có cảm giác nặng nề khi vận động, lưỡi người bệnh màu tím sẫm, bắt thấy mạch huyền sác.
Nếu lựa chọn điều trị cổ phương thì dùng các bài thuốc giúp trừ đàm, hoạt huyết như nam tinh chế, bạch cương tàm, đào nhân, bạch giới tử sao, hồng hoa.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng độc hoạt ký sinh thang.
Bài thuốc gồm có: 12 gam mỗi vị thảo dược sau: phục linh, bạch thược, thục địa, đỗ trọng, ngưu tất, đảng sâm, xuyên khung, tần giao, tang ký sinh, đương quy. 10 gam độc hoạt, 4 fam tế tân và 4 gam quế chi, 6 gam chích cam thảo. Thang thuốc này được chia làm ba lần sắc trong ngày, uống sau bữa ăn và mỗi ngày người bệnh sử dụng một thang thuốc.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay khá đa dạng, phong phú. Dựa trên tình trạng bệnh, nguyên nhân sâu xa của bệnh mà bạn đọc có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Chữa viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền mang tới những hiệu quả nhất định, tuy nhiên đòi hỏi người bệnh sự kiên trì trong một thời gian từ 10 – 15 ngày mới có thể phát huy được công dụng thuốc.
Bạn đã biết những thông tin xoay quanh về viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền. Với những thông tin bổ ích này hi vọng bạn đọc sẽ sớm điều trị dứt điểm được căn bệnh viêm khớp. Hãy để viêm khớp dạng thấp không còn là nỗi lo!.