Viêm cầu thận bệnh học và cách điều trị

Viêm cầu thận là một bệnh hay gặp, gồm các triệu chứng như đi tiểu ra máu và trong nước tiểu có chứa protein. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc thông tin cần lưu ý về bệnh viêm cầu thận.

Viêm cầu thận là gì?

Bệnh viêm cầu thận là một bệnh lý viêm diễn ra ở cầu thận làm giảm khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận, lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.

viêm cầu thận

Triệu chứng của viêm cầu thận

Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận phụ thuộc vào dạng bệnh bạn mắc phải là viêm cầu thận cấp hay viêm cầu thận mạn.

Với viêm cầu thận cấp có các triệu chứng như:

  • Nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu sẫm từ các tế bào hồng cầu có trong nước tiểu.
  • Đi tiểu ít mặc dù lượng nước uống hàng ngày không giảm đi.
  • Xuất hiện triệu chứng phù nề, cơ thể giữ nước, sưng rõ rệt ở mặt, bàn tay, chân và ở vùng bụng.
  • Huyết áp cao ảnh hưởng tới thần kinh gây gà gật, đau đầu, co giật, khó thở..
  • Lượng nước dư thừa trong phổi, gây ho.

Còn viêm cầu thận mạn có triệu chứng như:

  • Thường xuyên đau nhức, chuột rút cơ bắp và mệt mỏi, tình trạng này trở nặng vào ban đêm.
  • Da xanh xao, chóng mặt.
  • Da khô, có hoặc không có ngứa;
  • Khó ngủ.
  • Chán ăn và giảm cân.
  • Buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi bụng, tiêu chảy.
  • Đi tiểu quá mức.
  • Có máu lẫn trong nước tiểu.
  • Nước tiểu sủi bọt khi đi tiểu.
  • Huyết áp tăng
  • Ho và khó thở.
  • Thường xuyên chảy máu cam.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận cấp tính xảy ra do các bệnh nhiễm trùng như viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu; nhiễm trùng do virus viêm gan B, virus HIV, Lupus ban đỏ,viêm đa giác mạc, bệnh Wegener, hội chứng Goodpasture…

Người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa dẫn đến bệnh suy thận.

Viêm cầu thận mạn do nguyên nhân nào?

Bệnh viêm cầu thận mạn có thể do di truyền từ người thân trong gia đình.

  • Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân hàng đầu khiến chức năng thận suy giảm khiến các tế bào cầu thận bị tổn thương và gặp trục trặc. Đây chính là điều kiện lý tưởng để viêm cầu thận mạn xuất hiện.
  • Tiểu đường: Bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát tốt phát sinh trong hoạt  động lọc máu ở cầu thận là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài gây ra tình trạng viêm cầu thận mạn.
  • Cao huyết áp: Tình trạng huyết áp tăng kéo dài cũng là một những nguyên nhân khiến cầu thận bị viêm mãn tính.
  • Cầu thận khu trú bị xơ hóa: Việc xơ hóa tạo ra các sẹo ở mô thận và làm viêm nhiễm ở cơ quan này.
  • Bệnh Lupus ban đỏ, bệnh lý thận IgA tái phát liên tục mà không được điều trị triệt để cũng dẫn đến viêm cầu thận mạn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng không xác định được nguyên nhân do đâu. Đa số nguyên nhân là do bệnh phát triển âm thầm từ cấp tính chuyển sang mãn tính.

Viêm cầu thận có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận là một bệnh lý nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể của thận. Tình trạng này kéo dài khiến cho suy thận nhanh chóng, khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

viêm cầu thận có nguy hiểm không

Người bệnh có thể tử vong sau 6 tháng nếu bệnh viêm cầu thận không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy người bệnh cần sớm nhận biết các triệu chứng cũng như tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để có thể chữa bệnh viêm cầu thận nhanh chóng hiệu quả.

Điều trị viêm cầu thận

Điều trị viêm cầu thận còn căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ có phương án chữa trị phù hợp và hiệu quả. Trong một số trường hợp bệnh viêm cầu thận cấp có thể tự biến mất.

Việc điều trị bệnh chỉ nhằm mục đích giúp bệnh nhân kiểm soát và hạn chế các triệu chứng viêm nhiễm, ổn định huyết áp và ổn định nhịp tim…

  • Với chứng tăng huyết áp của bệnh viêm cầu thận thì bệnh nhân cần được điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh huyết áp mới có thể trở lại bình thường. Các loại thuốc giúp hạ áp bệnh nhân đều dùng được.
  • Bệnh nhân có biểu hiện viêm nhiễm do vi khuẩn thì các loại thuốc như ampicillin, cephalosporin và penicillin cần thiết phải được sử dụng. Bệnh nhân cần dùng các loại kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây độc cho thận, chỉ sử dụng thuốc kéo dài từ 7-14 ngày.
  • Tùy theo tình trạng bệnh cũng như các biến chứng mà bệnh gây ra, bệnh nhân sẽ được cân nhắc sử dụng các loại thuốc khác như thuốc phong tỏa hạch giao cảm, thuốc tác dụng trung ương, thuốc chẹn kênh canxi…
  • Bệnh nhân phải dùng thuốc trợ tim cũng phải dùng thận trọng để nhằm ổn định nhịp tim.
  • Cần điều trị dứt điểm các bệnh gây viêm cầu thận như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng thận hư.
  • Còn trường hợp bệnh nhân không có nước tiểu hoặc đi tiểu ít gây biến chứng phù hoặc suy thận cấp thì phải điều trị tăng nước tiểu bằng cách tiêm thuốc lợi tiểu furosemid 2mg/kg vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Người bệnh cần phải ăn nhạt và nghỉ ngơi hợp lý khi có triệu chứng này.

Viêm cầu thận nên ăn gì?

Để kiểm soát bệnh, hạn chế biến chứng, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp bổ sung sữa cho người bị bệnh thận.

Cần lưu ý:

  • Hạn chế Kali.
  • Hạn chế Phospho.
  • Ăn ít muối.
  • Hạn chế nước.
  • Tránh xa rượu bia, các chất kích thích.
  • Giảm Protein.
  • Sử dụng chất béo hợp lý.

Hy vọng qua bài viết trên giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh viêm cầu thận để có các điều trị và phòng bệnh tốt nhất. Cảm ơn đã theo dõi.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *