Dịch trong khớp gối có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng các sụn khớp. Tuy nhiên, khi lượng dịch này gia tăng quá mức có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối ảnh hưởng đến vận động thậm chí phá hủy khớp. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch trong khớp gối tích tụ bất thường và chảy ra từ bên trong hoặc ở xung quanh của khớp.
Thông thường khớp gối đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Dịch khớp gối hỗ trợ bộ phận này giảm ma sát, cơ thể di chuyển linh hoạt hơn.
Khi dịch ở khớp gối tăng lên bất thường dẫn đến tình trạng dư thừa, tích tụ trong ổ khớp khiến khớp gối sưng đau, phù nề. Lâu dài, tình trạng này có thể gây ra các cơn đau dữ dội, không thể đi lại được…
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối, trong đó phổ biến nhất là:
Do chấn thương
Các tác động từ bên ngoài như tai nạn, va đập mạnh, lao động nặng, té ngã, chơi thể thao quá sức… có thể gây chấn thương phần đầu gối. Lúc này, sụn khớp dễ bị tổn thương khiến dây chằng kéo giãn quá mức thậm chí bị đứt. Người bệnh đối mặt với những cơn đau nhức, sự khó chịu và hình thành nhiều hơn dịch khớp gối.
Do nhiễm khuẩn
Khi sụn khớp bị các loại virus, vi khuẩn lao, mycoplasma, nấm… tấn công gây ra những bất thường ở các bộ phận này. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng gia tăng hơn dịch khớp gối.
Do thoái hóa khớp
Tình trạng thoái hóa khớp khiến xương khớp mất đi sự dẻo dai đồng thời làm chậm quá trình tái sản sinh tế bào mới. Lúc này, sụn khớp dễ mắc phải các vấn đề như khô khớp, tổn thương ở khớp, cứng khớp hay tràn dịch khớp gối. Tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh mắc phải các bệnh nền như: gout, tiểu đường…
Do các bệnh lý liên quan đến khớp
Một số bệnh lý xương khớp ở khu vực đầu gối cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối. Trong đó có thể kể đến các bệnh lý như: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm sụn, viêm bao hoạt dịch ở khớp gối… Các bệnh lý này tấn công sụn khớp, dễ gây các tổn thương cho khu vực này.
Triệu chứng tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là bệnh có thể theo dõi và nhận biết bằng mắt thường. Thông thường, khi mới mắc bệnh, triệu chứng dễ quan sát là hiện tượng đầu gối sưng nề kèm theo những cơn đau nhức. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Một bên đầu gối sưng hơn: Khi người bệnh so sánh hai bên đầu gối sẽ nhận thấy bên bị tràn dịch khớp gối sưng to hơn so với bên còn lại.
- Khó chịu khi di chuyển, đi lại: Lượng dịch khớp gối tràn ra khiến các khớp khó khăn khi cử động, cảm thấy di chuyển đau hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ việc di chuyển khó khăn hơn.
- Một số triệu chứng kèm theo như: sốt, khó chịu, mệt mỏi…
- Triệu chứng bệnh nặng: Cơn đau dữ dội, không thể đi lại được
Các triệu chứng bệnh tràn dịch khớp gối sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau. Triệu chứng sẽ tăng nặng hơn khi người bệnh di chuyển, vận động hoặc cố mang vác đồ nặng. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau khi lên xuống cầu thang, ngủ dậy, thời tiết trở mùa…
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối là bệnh lý không nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, khi người bệnh để các triệu chứng kéo dài, gây ra nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động khớp gối.
Những người bị tràn dịch khớp gối nặng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: sưng viêm, nhiễm trùng thậm chí phá hủy sụn khớp. Do đó, nếu phát hiện những cơn đau bất thường ở phần sụn khớp, người bệnh nên thăm khám ở các cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời.
Điều trị tràn dịch khớp gối
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phù hợp với mức độ, tình trạng của người bệnh. Thông thường có các phương pháp điều trị phổ biến sau:
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm corticosteroid… Tất cả các loại thuốc này cần đảm bảo sử dụng theo đơn kê của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng hoặc tăng liều thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Điều trị chọc hút, nội soi
Là phương pháp chọc hút để giảm lượng dịch trong khớp gối cho người bệnh. Phương pháp này giúp điều trị giảm triệu chứng và có thể kết hợp tiêm corticoid để tăng hiệu quả. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định nội soi khớp để chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan.
Phẫu thuật xâm lấn điều trị tràn dịch khớp gối
Tình trạng tràn dịch khớp gối kéo dài không chỉ khiến người bệnh hạn chế vận động mà còn gây ra những cơn đau nhức, khó chịu. Do đó, phẫu thuật xâm lấn sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh. Khi các tổn thương quá nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật xâm lấn điều trị.
Phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị khác. Đây là phương pháp đòi hỏi việc chăm sóc người bệnh cần thực hiện cẩn thận. Tiêu biểu như người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều, chườm thuốc, kê cao chân giảm sưng nề…
Tràn dịch khớp gối không phải là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng di chuyển và vận động của người bệnh. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.