Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một hiện tượng bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên độ nguy hiểm và cơ chế của hiện tượng này có lẽ không phải ai cũng có thể hiểu được.
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Đĩa đệm là thành phần dễ bị chịu tổn thương và gây nên các bệnh lý có tính chất nguy cơ nghiêm trọng. Một trong những nguy cơ nghiêm trọng khi bị thoát vị đĩa đệm đó chính là sự chèn ép lên dây thần kinh và làm xuất hiện hiện tượng tê bì cho tứ chi. Cụ thể hơn, đây chính là hậu quả của bệnh lý thoát vị ở đĩa đệm không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách gây nên. Cơ chế bệnh phát có thể hiểu như sau:
Đĩa đệm với cấu tạo gồm có 2 phần chính là nhân nhầy và bao xơ, trong khi nhân nhầy có chức năng giảm áp lực lên các đốt sống, duy trì khoảng cách và sự linh hoạt cho đốt sống thì bao xơ có nhiệm vụ chính là duy trì hình dạng của đĩa đệm, bao bọc lấy nhân nhầy và chịu trọng lực của cột sống. Theo độ tuổi và thời gian, chức năng của bao xơ bị suy yếu đi, cấu trúc cũng không vững vàng do thiếu chất dinh dưỡng hoặc vì một nguyên nhân bên ngoài nào đó tác động vào khiến cho bao xơ bị tổn thương.
Lúc này bao xơ có dấu hiệu bị nứt, biến dạng và xuất hiện kẽ hở. Nhân nhầy dưới áp lực của các đốt sống bắt đầu di chuyển dồn toàn bộ về phía kẽ hở đó và cuối cùng là tạo thành vết rách trên bao xơ đĩa đệm. Tùy theo kích thước, áp lực cột sống và một số yếu tố khác mà vết rách trên bao xơ có thể từ nhỏ cho đến lớn khiến cho một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy bị thoát ra ngoài. đĩa đệm bị giảm thể tích dẫn đến mất đi hình dạng ban đầu và có dấu hiệu di chuyển.
Khối thoát vị sẽ di chuyển bên trong khoảng hai đốt sống tác động vào các đốt sống, cơ hoặc tế bào xung quanh. Tệ nhất chính là chúng sẽ chèn ép vào các dây thần kinh chạy dọc theo cột sống, từ đó làm ảnh hưởng đến không chỉ vùng thoát vị mà còn lan sang các chi do dây thần kinh chi phối. Triệu chứng kể đến chính là đau nhức và đặc biệt là tê bì, mất cảm giác.
Thông thường, hai chi trên sẽ vì khối thoát vị ở vùng cột sống cổ hoặc vai gáy chèn ép dây thần kinh mà xuất hiện tê bì. Còn đối với hai chân đa phần là do khối thoát vị ở vùng cột sống thắt lưng chèn ép lên các dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh khiến hai chân xuất hiện triệu chứng tê bì. Tình trạng tê có thể từ nhẹ cho đến nặng, xuất hiện từng đợt hoặc liên tục tùy theo thể trạng và mức độ chèn ép ở mỗi cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Teo chân là một dạng hiện tượng ám chỉ tình trạng các bắp cơ ở chân bị teo lại nhỏ dần về kích thước. Với tình trạng này, khả năng di chuyển của người bị teo chân rất là hạn chế, thậm chí là không thể di chuyển tự nhiên theo ý mình, nặng nhất chính là chịu cảnh tàn phế cả đời.
Đây là một hệ lụy lâu dài từ việc không chữa trị sớm thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng hoặc điều trị không đúng cách, phương pháp điều trị không hiệu quả. Giải thích cho điều này, bạn có thể hiểu như sau:
- Sau khi chèn ép vào dây thần kinh và một số cơ quan khác trong vùng cột sống, đĩa đệm hầu như không chỉ gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì lưng và hai chân mà còn ngăn cản dòng lưu thông máu đến với hai chi dưới. Điều này khiến cho các cơ ở chân không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết nên không thể phát triển mà còn có dấu hiệu suy yếu dần.
- Kèm với đó, cảm giác đau nhức, tê bì khi vận động khiến người bệnh không thể vận động nhiều hai chi dưới và điều này sẽ khiến vùng cơ bị teo lại do thiếu hoạt động. Từ hai điều này, cơ chân bắt đầu teo lại, suy yếu dần và mất đi chức năng vốn có của chúng.
Việc điều trị trong khoảng giai đoạn này là vô cùng khó khăn, thậm chí là khả năng hồi phục không cao. Lý do là vì đây chính là giai đoạn cuối của quá trình thoát vị đĩa đệm ở vị trí cột sống thắt lưng. Khi mà người bệnh đã quá chủ quan với bệnh, không điều trị đúng cách và kịp thời. Các loại thuốc trong thời gian này chỉ đóng vai trò điều trị các triệu chứng cảm giác xuất hiện ở người bệnh như: Đau, nhức, tê bì chân tay,….
Do đó, theo các chuyên gia khuyến cáo, các đối tượng thuốc nhóm có nguy cơ bị thoát vị ở đĩa đệm, bao gồm: Người cao tuổi, người thường xuyên khuân vác nặng nhọc, nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc ở một tư thế, tài xế đường dài,…. khi thấy có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào cũng cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị với những phương pháp thích hợp và kịp thời.
Đó là tất cả nội dung của bài viết với những thông tin liên quan đến chủ đề thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Hy vọng rằng với những gì chúng tôi mang lại qua các thông tin hữu ích và thiết thực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Từ đó có được các phương pháp phòng chống, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Đá bóng được không?
- Xẹp đĩa đệm là gì? Có chữa được không?