7 loại cây thuốc nam bổ thận nức tiếng trong đông y

Sử dụng các cây thuốc nam bổ thận là biện pháp giúp nam giới cải thiện chức năng thận và chức năng sinh lý tại nhà an toàn và hiệu quả cao. Dưới đây là 7 cây thuốc nam bổ thận được coi là những vị thuốc giúp bổ thận và tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

Các loại cây thuốc nam bổ thận

    Các loại thuốc nam có thể tham gia điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các vấn đề của cơ thể. Đặc biệt, nhiều người tin dùng các cây thuốc nam như một bài thuốc giúp bổ thận.

Nhục thung dung

Nhục thung dung là loại thảo mộc thường ký sinh và bám chặt vào thân cây có rễ khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước và chất dinh dưỡng.

Đây là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, thích hợp cho người thận hư, thận yếu, sinh lý yếu. Thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng sinh lý, lưu thông khí huyết, đặc biệt là khả năng điều tiết, kích thích tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng thận hư, thận yếu ở cả nam và nữ.

cây thuốc nam bổ thận

Trong thành phần của nhục thung dung có chứa nhiều loại acid hữu cơ, hơn 10 loại acid amin, oronamin, betaine, boschnaloside, 8-epilogahic acid giúp tăng cường thể lực, cải thiện chức năng sinh lý và miễn dịch.

Người ta thường kết hợp nhục thung dung với các loại thảo dược khác để đạt hiệu quả cao.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có bản chất là một dạng nấm ký sinh, thường thấy vào mùa hè trên vùng núi cao Tây Tạng. Đây một loại thần dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Do vậy. nó bị khai thác quá mức nên chúng đang có nguy cơ biến mất. Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin, 17 loại acid amin và một số chất có giá trị dược liệu cao.

Vị thuốc này có công dụng trị thận hư, sinh lý yếu, cường dương, bồi bổ cơ thể, cải thiện các rối loạn sinh lý từ đó giúp đời sống tình dục viên mãn hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng với chứng đau lưng, mỏi gối, ho hen.

Các bài thuốc đông trùng hạ thảo thường gặp là ngâm rượu, pha trà, hầm nấu cháo…

Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu sống ký sinh trên các cây thân gỗ lớn, nơi thiếu ánh sáng. Nấm màu đỏ nâu, không có lá, mọc lên thành từng cụm. Nấm ngọc cẩu có mùi hôi đặc trưng, hơi ngọt, vị đắng, tính ôn, mùi hôi mất đi nếu bạn ngâm nó vào rượu.

Nấm ngọc cẩu có chứa một loại tiền chất giúp sản sinh nitric oxid có tác dụng giãn mạch ngoại biên, đặc biệt có tác dụng tương đối mạnh trong giãn mạch bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Chính bởi tác dụng mạnh mẽ của loại thảo dược này mà nó được khuyên dùng cho cả vợ chồng để tránh tình trạng quan hệ ngoài luồng.

Các cách sử dụng nấm ngọc cẩu thường gặp là sắc nước uống cùng mật ong và ngâm rượu

Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc thuộc họ Hoàng mộc có lá, thân, cành và rễ đều có thể làm thuốc. Dâm dương hoắc có tính ấm, vị cay, đắng. Nó có tác dụng trong điều trị hiếm muộn, cải thiện đời sống tình dục, đau mỏi gối, đau lưng, co rút cơ, tay chân lạnh…

Dâm dương hoắc là một loại thảo dược kích thích ham muốn tình dục, cải thiện chức năng sinh lý, giải tỏa mệt mỏi, giúp cuộc vui được trọn vẹn hơn. Dâm dương hoắc ngâm rượu hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như tử thạch anh, ba kích, tiên mao, uy linh tiên, nhục thung dung… làm tăng công hiệu lên nhiều lần. Để đạt được hiệu qua tốt nhất khi sử dụng dâm dương hoắc, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc thầy thuốc đông y trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Ba kích

Đây là một loại dược liệu vị hơi cay, có tính ấm, tên dân gian còn gọi là cây ruột gà. Cây thân mảnh và có nhiều lông mịn. Ba kích là một loại dược liệu được dùng trong các trường hợp chất lượng tinh dịch kém, ít tinh dịch hoặc không xuất tinh khi quan hệ. Ba kích còn là một vị thuốc tốt trong chữa phong thấp đau nhức, đau mỏi gối, lạnh chân, mất ngủ, tạo cảm giác ăn ngon, tăng cường thể lực.

ba kích bổ thận

Bài thuốc sử dụng ba kích thường được dùng trong dân gian là sắc uống nước, ngâm rượu hoặc hầm chung với thịt gà

Sâm cau

Sâm cau hay còn gọi là tiên mao, một loại dược liệu có mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tăng cường sinh lực, điều trị sinh lý yếu, trị dương nuy, tinh lạnh, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Cách dùng thông thường là ngâm sâm cau với rượu.

Bạn có thể lấy sâm cau phơi khô, thái mỏng rồi đem ngâm với rượu trắng. Sau 7 – 10 ngày bạn có thể sử dụng vị thuốc này, mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần khoảng 20ml để có hiệu quả tốt nhất.

Bạch tật lệ

Tật lệ là một loại cây dại mọc ở vùng đất cát dọc ven biển hoặc vùng đất khô cằn, có nhiều ở vùng Duyên hải miền Trung nước ta. Bạch tật lệ là quả của loại cây này. Loại thảo dược này có tác dụng cường dương, tăng cường sinh lực, chữa sinh lý yếu và đặc trị các bệnh về mắt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trị nhức đầu, chóng mặt, ngứa, tắc sữa…

Trên đây 7 cây thuốc nam bổ thận, tăng cường sinh lực rất có hiệu quả đối với nam giới. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về công cụng cũng như cách sử dụng các loại thảo dược này.

Bạn có biết: Ăn gì bổ thận? – Những thực phẩm có lợi cho thận bạn cần phải biết

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *