Tắc mạch phổi là gì? Có nguy hiểm không?

Tắc mạch phổi là hiện tượng dòng lưu thông của máu bị tắc nghẽn làm cản trở quá trình trao đổi khí để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Điều này có thể khiến người bệnh rơi và trạng thái suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Tắc mạch phổi là gì?

Tắc mạch phổi (hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi) đây là tình trạng động mạch phổi bị tắc nghẽn. Bệnh xảy ra khi có một hoặc nhiều cục máu đông lọt vào mạch máu, làm cản trở dòng lưu thông của mạch. Điều này làm tăng áp suất dội ngược lên tim khiến tim phải phình to và làm việc nhiều hơn. Nếu tim trái không được bơm đủ máu sẽ khiến huyết áp giảm xuống gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Tắc mạch phổi

Triệu chứng tắc mạch phổi

Người bệnh có các biểu hiện, triệu chứng dễ dàng nhận biết sau:

  • Khó thở chóng mặt

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tắc mạch phổi và có diễn tiến rất nhanh có nguy cơ gây tử vong cao.

  • Ho ra máu

Ho ra máu và đôi khi kèm dịch nhầy cũng là triệu chứng của bệnh tắc mạch phổi. Tuy khá hiếm gặp nhưng nguy hiểm và có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, một số trường hợp sẽ gặp phải các dấu hiệu bất thường đi kèm khác như: Hạ huyết áp, nổi tĩnh mạch cổ, tim đập nhanh, choáng váng, mất ý thức, da xanh tái, nôn mửa,…

  • Đau ngực

Triệu chứng rõ ràng hơn khi hít thở sâu. Đây cũng là biểu hiện thường gặp của bệnh tắc mạch phổi người bệnh cần lưu ý.

Triệu chứng tắc mạch phổi

Nguyên nhân tắc mạch phổi

Huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tắc mạch phổi. Đa số các huyết khối này đều được hình thành từ tĩnh mạch ở hai chi dưới. Nhưng cũng có thể hình thành từ tĩnh mạch thận, vùng chậu, tim phải hoặc 2 chi trên.

Huyết khối thường hình thành ở các vị trí máu lưu thông chậm như nơi hợp lưu tĩnh mạch hoặc ở các van tĩnh mạch. Số lượng cục máu đông gây tắc mạch phổi có thể nhiều hoặc ít, kích thước có thể nhỏ hoặc lớn tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.

Bệnh tắc mạch phổi cũng có thể do xảy ra do một số nguyên nhân ít gặp khác như:

  • Thuyên tắc mỡ: Hiện tượng này xảy ra khi các giọt mỡ từ tủy xương bị gãy gây nên
  • Dị vật trong mạch máu: Thường xảy ra khi thực hiện các thủ thuật làm gãy ống thông hoặc tụt coil. Trong các trường hợp sử dụng bơm kim tiêm không được vô trùng, khử khuẩn cũng có thể gây ra bệnh
  • Ung thư: Khối u trong cơ thể bị vỡ ra sẽ gây ra những mảnh vỡ. Những mảnh vỡ này đi vào mạch máu cũng có thể gây tắc mạch phổi
  • Một số trường hợp hiếm gặp khác: Xuất hiện bóng khí lớn trong tĩnh mạch, tắc mạch ối trong thai kỳ hoặc sau sinh,….

Ngoài ra, bệnh cũng có thể mắc phải do một số yếu tố nguy cơ khác là:

  • Phụ nữ sau sinh, phụ nữ bị thừa cân
  • Người bệnh bị đau tim, suy tim, vừa trải qua phẫu thuật, đột quỵ,…
  • Người vừa thực hiện các phẫu thuật có nguy cơ cao bị tụ huyết khối như phẫu thuật bụng, não, chân,…
  • Người mắc bệnh ung thư
  • Người bị nhiễm trùng nghiêm trọng,…

Tắc mạch phổi có nguy hiểm không?

Tắc mạch phổi liên quan trực tiếp đến các vấn đề về hệ hô hấp. Vì vậy nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể: Sự xuất hiện của huyết khối làm cản trở lưu lượng máu đến phổi để nhận oxy. Từ đó khiến nồng độ oxy trong máu nhanh chóng sụt giảm gây tổn thương đến tất cả các bộ phận khác, đặc biệt là não, tim và thận
  • Làm tăng áp suất cho tim: Điều này khiến tim phải co bóp mạnh hơn để bơm máu lên phổi. Nếu tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết sẽ làm giảm huyết áp. Các tác động này có thể khiến người bệnh tử vong bất kể khi nào

Ngoài ra, bệnh tắc mạch phổi không được điều trị hiệu quả có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm khác cho sức khỏe như: Suy tim, tăng áp động mạch phổi,….

Tắc mạch phổi có nguy hiểm không

Cách điều trị tắc mạch phổi

Hiện nay các biện pháp điều trị tắc mạch phổi gồm có:

Điều trị bằng thuốc tân dược

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tắc mạch phổi gồm có:

  • Thuốc làm tan cục máu đông được gọi là thuốc có tác dụng tiêu sợi huyết. Đem lại tác dụng tốt nhất nếu được sử dụng trong vòng 48 giờ khi xuất hiện triệu chứng bệnh
  • Thuốc chống đông máu, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của cục máu động và ức chế sự hình thành của các huyết khối khác

Thủ thuật chữa tắc mạch phổi

Các phương pháp có thể được thực hiện gồm:

  • Phẫu thuật lấy huyết khối hoặc dùng ống thông để lấy huyết khối. Đây là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người bệnh
  • Sử dụng lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới nhằm mục đích ngăn chặn sự di chuyển của cục máu đông và áp dụng với các trường hợp không sử dụng được thuốc chống đông máu

Tắc mạch phổi là bệnh lý phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó mọi người nên chủ động tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh để có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *