Nang thận là gì? Có nguy hiểm không?

Nang thận là một bệnh lý lành tính, thường gặp ở tuổi trung niên. Việc hiểu rõ về  bệnh nang thận, tránh nhầm lẫn với các bệnh thận khác là rất cần thiết. Bài viết sau đây đề cập những thông tin về căn bệnh này, giúp bạn có kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nang thận là gì?

Nang thận là một túi kín có dạng hình tròn hoặc bầu dục, có chứa dịch ở bên trong. Nang thường xuất hiện ở vỏ thận, thậm chí một số nang có ở trong thận. Dịch chứa trong nang thận có màu trong suốt hoặc hơi vàng.

Bình thường, nước tiểu từ bể thận sẽ đi xuống niệu quản xuống bàng quang rồi được bài xuất ra ngoài qua niệu đạo.  Thận có chức năng lọc, bài tiết, tái hấp thu và đào thải độc tố. Nang thận xuất hiện khi một đơn vị thận (nephron) bị tắc nghẽn, độc tố bị ứ lại hình thành nên túi chứa dịch.

nang thận là gì

Bệnh nang thận vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nên được cho là bệnh mắc phải. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp có thể gây bệnh như:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc  bệnh càng cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở người trên 50 tuổi lên tới 50%.
  • Các bệnh lý viêm nhiễm tại thận như viêm đài bể thận, viêm cầu thận, viêm kẽ thận có thể gây tắc nghẽn ống thận.

Nang thận trái

Nang thận trái là tình trạng nang chứa dịch xuất hiện ở bên thận trái. Theo thời gian, các nang thận phát triển lớn dần, kích thước nang phụ thuộc vào mức độ hư tổn của thận. Các triệu chứng của nang thận trái không điển hình, chỉ biểu hiện khi nang quá lớn.

Nang thận phải

Tương tự như nang thận trái, nhưng nang thận phải là khi túi nang chứa dịch xuất hiện ở thận bên phải.

Nang thận có nguy hiểm không?

Thông thường, nang thận kích thước nhỏ không gây ra triệu chứng hay biểu hiện gì tiêu biểu. Tuy nhiên, nang thận to sẽ chèn ép xung quanh và các cấu trúc thận, có thể gặp một số biến chứng như:

Đau thắt lưng và xương chậu

Đau thắt lưng là một triệu chứng điển hình của nang thận thường xảy ra khi nang phát triển quá lớn chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn tới tình trạng đau nhức vùng thắt lưng. Cơn đau có lúc âm ỉ, lúc dữ dội, kiểu đau và mức độ đau khác tuỳ từng thời điểm.

Rối loạn tiểu tiện

Bệnh nang thận có thể gặp một số triệu chứng ở đường tiết niệu như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu buốt, rát,  nước tiểu sẫm màu hoặc có máu…

Sốt

Nang thận vỡ, giải  phóng các chất gây viêm, chất gây sốt. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như  sốt, mệt mỏi, khó chịu

Khối u ở bụng

Nang thận khi phát triển quá mức tới kích thước nhất định, bạn có thể sờ thấy. Người bệnh  phát hiện ở vùng ổ bụng có khối u cần sớm tới cơ sở y tế điều trị vì khả năng đó là dấu hiệu u nang.

Sự kết tụ nhiều độc tố hình thành nang thận. Hiện tượng này kéo dài, các độc tố sẽ tích tụ nhiều hơn ở thận gây suy giảm chức năng thận và dẫn đến tổn thương cục bộ. Đặc biệt, bệnh nang thận còn có thể gây ra biến chứng khác như sỏi trong nang, nang hóa ác, tăng huyết áp…

Khi nào nang thận cần phải mổ?

Các bác sĩ thường chẩn đoán và kết luận bệnh nang thận nhờ phương pháp siêu âm. Nang thận khi phát triển đến một kích thước lớn, gây chèn ép lên các tổ chức mô thận xung quanh, ảnh hưởng đến chức năng thận thì cần phải cắt bỏ. Trường hợp nang nhỏ dưới 6cm, không gặp biến chứng thì không dùng biện pháp cần can thiệp, còn nang thận có kích thước lớn trên 6cm thì nên mổ. Ngoài ra, một số nang tuy kích thước nhỏ nhưng gây đau nhiều, nhiễm trùng mà dùng thuốc chữa trị không đỡ, tái đi phát lại nhiều lần cũng nên xét can thiệp ngoại khoa.

nang thận có nguy hiểm không

Nhiều trường hợp áp dụng phương pháp truyền thống mổ hở cắt chóp nang giúp cắt chóp nang hiệu quả, giảm khả năng tái phát. Nhược điểm của liệu pháp này là gây đau đớn, có thể để lại sẹo. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cần nằm viện trong thời gian dài để tiện theo dõi sức khỏe, việc phục hồi sau phẫu thuật cũng chậm.

Nhờ vào những tiến bộ Y học ngày nay, ngoài biện pháp điều trị truyền thống thì còn có các phương pháp hiện đại khác như chọc hút nang, bơm xơ hóa và phẫu thuật nội soi cắt chóp nang.  Chọc hút nang thực hiện chính xác, đơn giản nhưng tỷ lệ tái phát khá cao, với tỷ lệ trên 70% sau 3 tháng. Phương pháp mổ nội soi cắt chóp nang có nhiều ưu điểm hơn, thời gian nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ hơn, ít gây đau, người bệnh hồi phục nhanh nhưng chi phí cao. Hiện nay, phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhất.

Nang thận nên ăn gì?

Một số thảo dược có tác dụng lợi niệu như râu ngô, kim tiền thảo, nhân trần,…giúp tăng khả năng đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị nang thận.  Sắc thuốc với 500ml nước rồi dùng để uống trong ngày. Người bệnh kiên trì áp dụng phương pháp này khoảng từ 2 – 3 tháng sẽ có được hiệu quả điều trị rất tốt.

Ngoài ra chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nang thận. Bệnh nhân cần lưu ý:

  • Ăn nhạt, ít gia vị.
  • Giảm lượng đạm động vật, thay thế bằng đạm thực vật.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều phốt pho và kali.
  • Uống đủ nước, 1,5-2l nước/ ngày.
  • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ ngày

Nang thận đa phần lành tính, nhưng có thể gây ra một số bệnh lý khác ở thận. Nếu không được điều trị, có thể sẽ gây ra tình trạng suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận. Bởi vậy, nếu gặp phải căn bệnh này, bạn nên điều trị tích cực để tránh gặp phải những hệ quả đáng tiếc.

Bệnh lý liên quan: Bệnh thận IgA là gì?

3/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *