Sử dụng các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng. Những mẹo này giúp giảm nhanh cơn đau nhức do bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà
Dưới đây là những mẹo chữa đau vai gáy mà bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay tại nhà:
Nghỉ ngơi hợp lý
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy những biểu hiện của cơn đau vai gáy thường thuyên giảm bớt khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhất là những trường hợp mới mắc bệnh giai đoạn đầu hoặc cơn đau ở mức nhẹ.
Tốt nhất khi cơn đau nhức ở vùng vai gáy tái diễn, bạn không nên gắng sức làm việc. Thay vào đó, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi để thư giãn cơ thể. Tuy nhiên khi nằm nghỉ bạn cần chú ý tới tư thế, bạn hãy kê thêm một chiếc gối mỏng để bả vai và gáy được thoải mái nhất.
Chườm lạnh
Khi cơn đau ngày càng tăng cấp độ, nghỉ ngơi không thôi chưa phải là ý kiến hay ho. Lúc này, bạn có thể áp dụng thêm phương pháp chườm lạnh.
Nhiệt độ thấp của túi chườm vừa có tác dụng massage, vừa có khả năng làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác. Từ đây cơn đau nhức sẽ nhanh chóng giảm dần. Song song, việc chườm lạnh còn hỗ trợ làm giảm sưng viêm an toàn.
Để thực hiện chườm lạnh, bạn cần chuẩn bị một vài viên đá nhỏ, bỏ vào trong túi chườm. Tiếp theo, bạn hãy chườm túi lên vị trí đau nhức khoảng 20 phút mỗi ngày. Bạn tuyệt đối không được phép dùng đá chườm trực tiếp lên da vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.
Chườm nóng
Bên cạnh chườm lạnh, chườm nóng cũng là một cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu nghiệm. Mẹo này rất phù hợp với những cơn đau không kèm theo hiện tượng sưng viêm. Những trường hợp bị co cứng gân hoặc đau cơ cũng có thể chườm nóng giảm đau.
Khi chườm nóng, hơi nóng toát ra từ túi chườm hỗ trợ giãn cơ, các dây thần kinh bị chèn ép cũng được giải phóng. Hơn thế, chườm nóng còn giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể. Từ đây hỗ trợ làm lành các tổn thương ở gân, mô mềm và khớp xương.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 chai nước ấm hoặc 1 túi chườm ấm
- Bước 2: Chườm trực tiếp túi lên vị trí vai gáy bị đau nhức trong 15 phút là xong
- Lưu ý: Khi chườm nóng lên chú ý tới nhiệt độ túi chườm để tránh hiện tượng bỏng nhiệt do túi quá nóng.
Ngồi thiền
Ngồi thiền không chỉ là phương pháp dưỡng tâm và còn hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức do các căn bệnh khác nhau gây ra, bao gồm cả cơn đau vùng vai gáy. Khi ngồi thiền, cơ thể sẽ sản sinh ra một hormon endorphin – hormone có khả năng tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Người bệnh sẽ cảm thấy bớt lo lắng và kiểm soát cơ thể tốt hơn.
Đồng thời, ngồi thiền đúng cách giữ cho vùng cột sống luôn được kéo giãn. Các cơ đi vào trạng thái cân bằng, từ đây giảm đau vai gáy trong thời gian ngắn.
Thay đổi gối ngủ phù hợp, ngủ đúng tư thế
Rất nhiều trường hợp cảm thấy cơn đau vai gáy trở nên tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi. “Hung thủ” gây ra tình trạng này là do việc ngủ sai tư thế và chọn gối không phù hợp. Để khắc phục, bạn có thể chọn gối cao su non để vai gáy thoải mái hơn.
Nếu bạn có thói quen nằm nghiêng thì nên cân nhắc chọn gối có khả năng giữ vùng đầu ngang bằng với cổ. Còn khi nằm ngửa thì nên xem xét gối thấp sẽ tốt hơn. Đối với những loại gối lông thì bạn cần thay đổi định kỳ 8-12 tháng/lần.
Khi ngủ, người bệnh không nên nằm sấp vì tư thế này tạo áp lực rất lớn cho vùng cột sống và vai gáy. Mỗi ngày, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể thoải mái, dồi dào năng lượng hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E
Đôi khi đau vai gáy cũng có thể tái diễn do ảnh hưởng của hiện tượng xương khớp thoái hóa dần theo tuổi tác. Lúc này, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ tăng sức đề kháng, ngăn chặn hiện tượng lão hóa diễn biến nhanh. Đối với bệnh đau vai gáy, vitamin E là dưỡng chất quan trọng người bệnh cần bổ sung.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin E chứa hàm lượng dồi dào trong các loại hạt (hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng), quả bơ, cải bó xôi, bông cải xanh bí đỏ, măng tây, dầu thực vật (dầu oliu, dầu mầm gạo, dầu hướng dương,…). Người bệnh nên bổ sung thêm những thực phẩm trên trong thực đơn để hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày luôn là giải pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống hơn. Khi cơ thể đủ nước, máu sẽ lưu thông tốt hơn, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định, làn da chúng ta cũng trở nên hồng hào, căng mọng.
Đồng thời, cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng giúp phần đĩa đệm được dẻo dai và chắc chắn hơn. Bởi vì đĩa đệm được cấu tạo chủ yếu từ nước.
Do đó, tốt nhất người bệnh nên bổ sung đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày, trong đó nguồn nước lọc sẽ tốt nhất. Có như vậy cơn đau nhức ở vai gáy ở mức độ nhẹ sẽ giảm dần.
Tập luyện một số bài tập giãn cơ
Đã có rất nhiều người bệnh vừa bị đau vai gáy, vừa xuất hiện triệu chứng cơ cứng cơ khiến khả năng vận động bị giới hạn. Tình trạng này có thể được cải thiện dần thông qua việc thường xuyên tập luyện các bài tập giãn cơ. Đặc biệt, những bài tập vận động còn hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng bong gân.
Tuy nhiên khi tập luyện, người bệnh cần thực hiện đúng cách để tránh những chấn thương không đáng có. Bạn có thể tham khảo áp dụng một số bài tập kéo giãn đơn giản, tốt cho vai gáy dưới đây:
Bài tập nghiêng đầu
Đối với người bị đau vai gáy, bài tập nghiêng đầu sẽ giúp hai bên cơ cổ được kéo giãn. Cách thực hiện bài tập rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện liên tục động tác nghiêng đầu về phía hai bên vai là xong. Dần dần cơn đau nhức tại vị trí này sẽ thuyên giảm, cơ co cứng cũng được cải thiện nhanh.
Xoay đầu qua hai bên
Khi xoay đầu, bạn nên thực hiện theo chuyển động tròn theo vòng từ trái qua phải trước. Sau đó đổi chiều quay lại để các cơ cân bằng. Lưu ý, thao tác tập chậm rãi, không nên gắng sức hoặc dùng lực mạnh.
Bài tập ngửa đầu, gập đầu
Đây là bài tập kéo giãn cơ bản mà bệnh nhân đau vai gáy nên tập luyện thường xuyên. Người bệnh hãy bắt đầu bài tập ở tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, giữ thẳng cột sống, cổ và vùng đầu. Bước tiếp theo, bạn hãy từ từ cúi đầu xuống, kéo cằm về trước ngực. Sau đó lại dần ngửa cổ lên, nâng cằm để cơ cổ đằng sâu được kéo giãn.
Người bệnh hãy liên tục tập luyện hai động tác này thay phiên trong khoảng vài 3 phút mỗi ngày. Chắc chắn bạn sẽ thấy cơn đau nhức vai gáy thuyên giảm đáng kể.
Tuy nhiên khi bạn áp dụng những mẹo trên mà cơn đau nhức chưa thuyên giảm thì cần tới ngay các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp hơn.
Trên đây là những mẹo chữa đau vai gáy tại nhà mà bạn có thể tham khảo khi bệnh ở giai đoạn mới bắt đầu. Bạn hãy lưu lại ngay những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!