Lao phổi AFB dương tính, AFB âm tính là 2 loại lao phổi phổ biến, đang có chiều hướng gia tăng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc đừng quên theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.
Lao phổi AFB là gì?
Lao phổi AFB là thuật ngữ y học dùng để chỉ bệnh lao của cụm từ viết tắt là Acid Fast Bacillus test. Phương pháp xét nghiệm được thực hiện và quan sát trực tiếp trên kính hiển vi để phát hiện vi khuẩn lao. Loại vi khuẩn này có thể kháng acid cồn nên tên gọi của bệnh khá đặc biệt. Phương pháp xét nghiệm và cách quan sát đều khác biệt so với các loại vi khuẩn thông thường khác.
Tiêu chuẩn gợi ý chẩn đoán bệnh lao phổi là xét nghiệm AFB tìm vi khuẩn lao trong dịch đờm của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm thường có 2 loại là AFB âm tính và AFB dương tính.
Lao phổi AFB âm tính
Lao phổi AFB âm tính là dạng bệnh lao phổi thứ phát. Triệu chứng và cách điều trị của dạng bệnh này cũng không khác biệt do với AFB dương tính. Vì vậy, khi người bệnh được chẩn đoán là AFB âm tính thì phác đồ điều trị cũng giống như người mắc bệnh dương tính.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lao phổi AFB âm tính theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 là:
- Xét nghiệm 2 lần dịch đờm AFB âm tính. Mỗi lần thực hiện 3 mẫu, cách nhau 2 tuần và có dấu hiệu tổn thương nghi lao phổi tiến tieren trên phim chụp X quang cùng hội chẩn chuyên khoa về định hướng lao
- Xét nghiệm nuôi cấy BK (+), Xpert MTB/Rif(+) hoặc thực hiện kiểm tra Haintest (+)
Lao phổi AFB âm tính là bệnh về hô hấp có khả năng truyền nhiễm với tốc độ lây lan đến chóng mặt thông qua đường hô hấp. Khi người xung quanh hít phải vi khuẩn AFB từ giọt bắn nước mọt, nước mũi,… của người bệnh thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Chúng nhanh chóng phân chia tế bào và gây tổn thương mô phổi. Gây ra bệnh lao phổi AFB âm tính.
Không dừng lại đó, vi khuẩn lao AFB âm tính còn có thể xâm nhập vào máu, khu trú ở hai quả thận và các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời chúng sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Với những người có sức đề kháng tốt có thể ức chế được vi khuẩn AFB. Dù đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chúng vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh, chưa phát tác triệu chứng. Đến thời điểm thuận lợi hoặc sức đề kháng bị suy giảm, loại vi khuẩn này sẽ sinh sôi, nảy nở với tốc độ kinh hoàng dẫn đến bệnh lao phổi.
Chính vì vậy, những người đã được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi AFB âm tính cần được cách ly điều trị. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.
Lao phổi AFB dương tính
Bệnh lao phổi AFB dương tính được phát hiện khi trong phổi có vi khuẩn lao AFB dạng dương tính. Loại vi khuẩn này sẽ gây tổn thương hang phổi và làm nhiễm trùng phế quản khi khu trú trong mô phổi. Chúng có thể tồn tại ở nhiều môi trường và khả năng hoạt động cũng mạnh hơn vi khuẩn AFB âm tính.
Khi ký sinh trong cơ thể, vi khuẩn lao AFB dương tính thường xuất hiện trong dịch đờm và tích tụ lâu ngày ở đây. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như: Ho kéo dài, ho liên tục, ho ra máu và nhanh chóng phát triển thành bệnh lao phổi mức độ nặng.
Bệnh lao phổi nói chung và lao AFB dương tính nói riêng đều là bệnh lây nhiễm. Chúng có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Cơ chế lây bệnh từ loại vi khuẩn này là qua đường hô hấp hoặc các sinh hoạt thường ngày. Bất kể một hoạt động nào liên quan đến người bệnh. Ví dụ như: Nói chuyện, vui đùa, sử dụng chung bát đũa, hát chung một chiếc mic,… bạn đều có nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, tiếp xúc với người bệnh khi họ ho, hắt hơi, khạc đờm,… thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nếu gia đình của bạn có người thân mắc bệnh lao thì cần hạn chế tiếp xúc, điều trị cách ly người bệnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Ngoài ra, mỗi người cần tuân thủ các biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu hoặc đang mắc bệnh lao phổi
- Khi nói chuyện với người bệnh cần phải đeo khẩu trang
- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh
- Thường xuyên rửa tay, sát khuẩn tay sạch sẽ trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh
- Giữ gìn môi trường sống trong lành, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ
- Tích cực bổ sung rau xanh, chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và được tư vấn, điều trị kịp thời
Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản về bệnh lao phổi AFB. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc sức khỏe!