Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng là một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ chuyên khoa lựa chọn để điều trị các bệnh lý có liên quan tới cột sống thắt lưng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tác dụng, kỹ thuật của phương pháp này nhé.
Tác dụng của tiêm cạnh cột sống thắt lưng
Có nhiều tác động khiến cột sống thắt lưng dễ gặp tổn thương như: Làm việc chưa đúng tư thế, bê vác đồ nặng, chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông… Những điều này khiến cuộc sống của người bệnh gặp không ít những ảnh hưởng như: đau nhức về xương khớp, vận động khó khăn, không làm được việc nặng. Người bệnh gặp cả sự mệt mỏi về thể chất, tinh thần.
Vì vậy để giúp giảm bớt các cơn đau nhức, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong vận động kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng đã được ra đời. Tác dụng chính của phương pháp này đó là:
- Giúp giảm nhanh các cơn đau nhức tại vùng thắt lưng, vùng lưng, vùng cột sống.
- Dành cho người bệnh không có tương tác với các thuốc giảm đau thông thường khi điều trị thoái hóa cột sống.
- Phục hồi tổn thương cột sống do nhiều nguyên nhân gây ra.
- Phục hồi chức năng của khớp, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong sinh hoạt, vận động.
Cần lưu ý rằng kỹ thuật này không dành cho người bệnh có các bệnh lý nền như tiểu đường, đái tháo đường, rối loạn đông máu, huyết áp cao, bệnh lý về tim mạch, có tổn thương ngoài da ở vùng lưng.
Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng
Đây là kỹ thuật đòi hỏi sự thực hiện của các bác sĩ có chuyên môn về xương khớp, người không có chuyên môn y khoa tuyệt đối không được thực hiện kỹ thuật này.
Yêu cầu về kỹ thuật
- Bác sĩ chuyên khoa có chuyên ngành về xương khớp hoặc chứng chỉ về tiêm khớp và điều dưỡng.
- Cần chuẩn bị:
- Găng tay
- Dụng cụ tiêm khớp.
- Kim tiêm 20G.
- Cồn sát khuẩn, bông, băng dính và phanh.
- Thuốc tiêm dành cho khớp: Có thể dùng Hydrocotisol aceta 125 mg hoặc medrol 40 mg.
- Kỹ thuật này yêu cầu được thực hiện với người bệnh phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không được tự thực hiện khi không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quy trình tiêm cạnh cột sống thắt lưng
Quy trình tiêm như sau:
- Y tá, bác sĩ tiến hành kiểm tra lại thông tin về bệnh án của người bệnh, xác định có chỉ định tiêm cột sống lưng.
- Bệnh nhân nằm úp, vén áo lộ phần thắt lưng.
- Điều dưỡng tiến hành chuẩn bị dụng cụ tiêm, thuốc tiêm.
- Tiến hành xác định vị trí sẽ tiêm thuốc, sau đó sát trùng vị trí này và vùng lưng xung quanh.
- Bác sĩ phải đeo găng tay, sát trùng tay trước khi tiêm.
Các vị trí tiêm
Tùy thuộc vào vị trí thoái hóa, tổn thương ở cột sống mà người bệnh sẽ được tiêm ở các vị trí khác nhau. Cụ thể:
- Tiêm khớp liên mấu: Vị trí cần tiêm sẽ ngang từ mỏm gai sau của tủy sống nhìn sang, cách đường cột sống giữa lưng khoảng từ 1,5 đến 2cm. Tùy thuộc vào vị trí L3, L4, L5 hay S1 để xác định.
- Bác sĩ đặt kim vuông góc với da, từ từ đưa kim đến khi chạm tới xương nghĩa là đến khớp liên mấu, rút ngược kim ra về phía ngoài khoảng 1mm, tiến hành đẩy pít tông để đưa thuốc vào cơ thể. Lưu ý trước khi tiêm cần kiểm tra xem kim có vào mạch máu người bệnh hay không.
- Khi tiêm cột sống thắt lưng tại lỗ liên hợp: Vị trí đặt kim là điểm ngang giữa hai gai đốt sống, cách cột sống lưng khoảng 1,5 đến 2cm. Kim khi này được đặt nghiêng và hướng vào cột sống với góc khoảng 45 độ. Từ từ đưa kim vào da, khi đến vị trí cần tiêm thử đẩy pít tông để xem kim có chạm vào mạch máu hoặc dây thần kinh thì cần điều chỉnh để hạn chế đau cho người bệnh. Nếu không có thể tiến hành tiêm thuốc.
- Sau khi tiêm cần sát trùng vị trí tiêm, băng bó và căn dặn người bệnh không cho nước vào vị trí tiêm trong 24 giờ tiếp theo. Sau 24 giờ có thể bỏ băng và tiếp xúc với nước.
- Theo dõi sau tiêm cần chú ý về mạch, tình trạng chảy máu, huyết áp và viêm nhiễm trong 24 giờ. Có hướng xử lý kịp thời khi người bệnh có tình trạng sốc phản vệ hay viêm nhiễm trong 24 giờ tiếp theo.
- Nếu có tình trạng viêm, can thiệp bằng depo-medrol, nếu xuất hiện tình trạng đau nhức quá mức có thể sử dụng giảm đau của paracetamol.
- Người bệnh có tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo sốt, đau tại vị trí tiêm cần điều trị bằng kháng sinh thích hợp.
Một số biến chứng ít gặp đó là biểu hiện kích thích hệ giao cảm do quá sợ hãi, choáng váng, tức ngực khó thở…Khi này cần cho bệnh nhân nằm lại để theo dõi, xử lý khi cần thiết.
Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng mang tới nhiều hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương khớp ở vùng lưng. Tuy không khó thực hiện nhưng kỹ thuật này đòi hỏi sự hiểu biết về chuyên khoa xương khớp. Bạn đọc cần thăm khám, xác định tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm. Tuyệt đối không tự ý thực hiện để tránh những biến chứng khó lường.