Khô khớp gối là tình trạng xảy ra khi lớp sụn khớp và dịch nhờn khớp gối không còn đảm bảo cử động khớp diễn ra bình thường. Điều này khiến cho các đầu xương ở khớp cọ xát trực tiếp với nhau, gây ra cảm giác đau nhức. Nếu không được can thiệp sớm bên độ vận động khớp ngày càng bị giới hạn, đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tình trạng bại liệt.
Nguyên nhân gây khô khớp gối
Khô khớp gối là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở nhóm người cao tuổi, người thường xuyên phải lao động nặng nhọc và di chuyển nhiều. Ngoài ra, nhân viên văn phòng, người ít vận động,… cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây khô khớp gối thường gặp nhất:
Sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương
Nguyên nhân này thường xảy ra khi khớp bị chấn thương hoặc thoái hóa. Bề mặt sụn khớp và xương dưới sụn trở nên sần sùi, xơ chứng và mỏng dần làm lộ ra các đầu xương. Các đầu xương sẽ cọ xát trực tiếp với nhau gây ra cảm giác đau nhức và những âm thanh bất thường khi cử động.
Khả năng sản sinh dịch khớp suy giảm
Dịch khớp là yếu tố rất quan trọng tạo sự linh hoạt và đảm bảo các cử động khớp diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn. Khi về già, chức năng xương khớp suy giảm hoặc khớp bị chấn thương sẽ làm giảm khả năng sản sinh dịch khớp.
Lượng dịch khớp bị cạn kiệt sẽ không đảm bảo được chức năng bôi trơn khớp. Dần dần các đầu khớp sẽ bị khô làm tăng độ ma sát giữa các đầu xương khi vận động.
Khô khớp gối do môi trường sống và môi trường làm việc
Thường xuyên phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, làm việc với cường độ cao. Cộng với chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng (nhất là canxi, sắt, magie, vitamin,…) khiến làm ảnh hưởng đến việc sản sinh dịch nhầy bôi trơn ổ khớp. Từ đó dẫn đến tình trạng khô khớp gối và các bệnh mãn tính về xương khớp.
Chấn thương trong quá trình chơi thể thao và lao động
Trong quá trình lao động, luyện tập thể dục thể thao xương khớp có thể bị chấn thương khi trượt ngã, khi lao động nặng cũng khiến khớp gối sớm bị thoái hóa và dẫn đến hiện tượng khô khớp.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân đáng chú ý khác khiến khớp gối bị khô và sớm bị thoái hóa như thừa cân béo phì, lười vận động hoặc do nhiễm khuẩn,….
Cách chữa khô khớp gối
Hiện nay, tình trạng khô khớp đang được điều trị bằng một số biện pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây chữa khô khớp gối
Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm là các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện tình trạng khô khớp gối.
Thuốc có tác dụng giảm đau và ức chế các phản ứng viêm. Đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất cho khớp như glucosamine, chondroitin,… để kích thích sự sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp. Điều này sẽ giúp hạn chế sự ma sát sụn khớp và đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương khớp.
Nhìn chung các loại thuốc này có thể đem lại tác dụng nhanh chóng, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,… Vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vật lý trị liệu điều trị khô khớp gối
Các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo giãn khớp, đi bộ, đạp xe, bơi lội,… sẽ giúp thư giãn khớp, làm mềm cơ. Đem lại hiệu quả tốt trong việc tăng cường tính linh hoạt và sự dẻo dai cho khớp xương. Nhờ vậy tình trạng khô khớp gối sẽ được cải thiện đáng kể.
Áp dụng cách chữa khô khớp gối bằng mẹo dân gian
Bài thuốc từ hạt gấc
Người bệnh bóc lớp màng ngoài của 300g hạt gấc. Sau đó nướng cho đến khi nóng đều rồi giã nhỏ. Tiếp đến bạn cho nguyên liệu vào bình thủy tinh sạch, ngâm với 2 lít rượu 40 độ trong vòng 1 tháng.
Khi rượu gấc có thể dùng được, bạn lấy ra xoa bóp lên vùng khớp gối bị khô, gây đau nhức mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 20ml rượu. Sau khoảng 1 – 2 tháng hiện tượng khô khớp, cứng khớp sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc từ mật ong và mù tạt
Người bệnh trộn đều mật ong nguyên chất và mù tạt theo tỷ lệ 1:1 cùng vài hạt muối trắng rồi thoa trực tiếp lên vùng khớp gối bị đau nhức và cố định lại. Thực hiện bài thuốc vào buổi tối và để cố định qua đêm, sau khoảng 1 tháng triệu chứng khô khớp gối sẽ được đẩy lùi.
Khô khớp gối nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng không khoa học hay thiếu hụt khoáng chất được xem là nguyên nhân nội sinh gây ra tình trạng khô khớp gối. Vì vậy song song với việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần tích cực bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.
Các thực phẩm tốt người bị khô khớp gối nên tích cực bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày có thể kể đến như:
- Cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,…): Là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn omega 3, vitamin D và đa dạng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như protein, magie, kali, kẽm, chất chống oxy hóa,… Đem lại công dụng chống viêm, giảm đau mạnh mẽ.
- Các thực phẩm giàu canxi: Hải sản, nước hầm xương động vật,… là các thực phẩm rất nhiều canxi. Có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào xương, kích thích sự sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp. Nhờ vậy tình trạng khô khớp gối sẽ được cải thiện đáng kể
- Rau xanh và hoa quả tươi: Rau mồng tơi, bông cải xanh, rau chân vịt, dâu tây, cam, táo, nho,… đều là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Ngoài ra các thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin đa dạng cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, omega 3,….
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp cho cơ thể nguồn canxi phong phú rất tốt cho việc sửa chữa tổn thương sụn khớp và củng cố chức năng sụn khớp. Người bị khô khớp gối nên tích cực bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng khô khớp gối và biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.