Ho có đờm kéo dài rất có thể là triệu chứng ban đầu của những căn bệnh nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản,…Vì vậy, trang bị đầy đủ các kiến thức về ho có đờm sẽ giúp bạn phát hiện được bệnh sớm và có phương pháp bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các chất bài tiết, chất kích thích và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Với ho có đờm, kèm theo những cơn ho, đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ tạo thành đờm và đẩy ra khỏi cơ thể.
Ho có đờm lâu ngày là bệnh gì?
Ho có đờm có 2 cấp độ: ho cấp tính và ho mạn tính.
Ho có đờm cấp tính kéo dài trong khoảng thời gian ngắn từ 1 – 3 tuần. Nguyên nhân có thể do:
- Người bệnh có sức đề kháng yếu, nhiễm cảm lạnh.
- Các bệnh như viêm họng mũi cấp, viêm amidan cấp, viêm xoang, viêm thanh khí quản cấp,… gây nên.
Ho có đờm mạn tính là tình trạng ho dai dẳng hơn 3 tuần không khỏi. Đây có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như:
Bệnh lao phổi
Ho có đờm mạn tính chính là một trong những dấu hiệu nhận biết tiêu biểu của bệnh lao phổi. Khi người bệnh mắc lao phổi, khạc đờm sẽ có màu trắng đục như màu sữa hay nước vo gạo, đôi khi có lẫn cả với máu đỏ tươi. Kèm theo đó là cảm giác khó thở, tức ngực. Nếu trở nặng có thể dẫn đến áp xe phổi làm ọc mủ xuất hiện. Thậm chí, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu để tình trạng đó kéo dài.
Bệnh ung thư phổi
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Mount Sinai, New York, Mỹ, 65% số người mắc ung thư phổi sẽ có triệu chứng ho có đờm kéo dài hơn 3 tuần, cùng với đau ngực, khó nuốt và khàn tiếng.
Bệnh giãn phế quản
Người bệnh giãn phế quản sẽ phải chịu đựng sự phiền toái của những cơn ho có đờm kéo dài, nhất là vào ban đêm và vào buổi sáng khi thức dậy. Đờm có màu trắng đục như mủ và thường đóng thành khuôn. Giãn phế quản nếu tồn tại trong thời gian dài có thể lan rộng gây áp xe phổi, mủ phổi, mủ phế quản, xơ phổi, mủ màng phổi.
Bệnh hô hấp dưới
Bệnh hô hấp dưới sẽ gây ra những cơn ho đờm kéo dài cho người bệnh. Người bệnh ho khạc đờm thành từng đợt, liên tục. Đờm ban đầu có màu trắng đục, sau đó có màu vàng, nhày.
Bệnh viêm phế quản mạn
Để phân biệt với các bệnh khác, những cơn ho đờm của viêm phế quản mạn sẽ tập trung nhiều vào buổi sáng. Đờm có màu trắng đục, màu vàng (do họ cầu khuẩn gây bệnh) hoặc màu xanh (do trực khuẩn mủ xanh gây bệnh”.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Ho có đờm kéo dài, kèm theo chứng sốt cao và đau ngực chính là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ban đầu người bệnh sẽ ho khan ít. Sau đó cơn ho tăng dần lên, kèm theo đờm và mủ, thậm chí có thể dính một chút máu.
Khi ho có đờm lâu ngày không khỏi, người bệnh có thể theo dõi, quan sát mức độ của những cơn ho, cùng với màu sắc của đờm để phán đoán được tình trạng bệnh của mình.
Thuốc trị ho có đờm
Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những loại thuốc điều trị ho có đờm khác nhau.
Với ho có đờm cấp tính, nguyên nhân do viêm mũi hoặc viêm họng, người bệnh nên:
- Sử dụng muối sinh lý và dụng cụ hút rửa y tế để hít rửa mũi.
- Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để tiêu đờm, giảm ho nhanh chóng.
Trường hợp ho đờm mạn tính, để tiêu đờm, giảm ho người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh:
- Thuốc kháng sinh trị ho dạng uống: penicillin, amoxicillin, roxithromycin…
- Thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm: amoxicillin, roxithromycin…
- Thuốc kháng sinh trị ho tác dụng trên đờm:
- Thuốc làm loãng đờm: guaifenesin, terpinhydrat, natribenzoat,…
- Thuốc làm giáng đờm: ambroxol, acetylcysteine, carbocisteine, bromhexin…
- Thuốc kháng sinh giảm ho: codein, pholcodin, dextromethorphan….
Các bài thuốc dân gian đông y từ các nguyên liệu như quất, đường phèn, mật ong, tỏi,,… vừa dễ kiếm, vừa an toàn, hiệu quả điều trị lại cao.
Chữa ho có đờm bằng mật ong
Mật ong chính là vị thuốc thần kỳ trong điều trị các bệnh lý về hô hấp. Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Trong mật ong chứa đường glucose và fructose, cùng với khoáng chất, sinh tố B, C, đạm, các chất amino acid giúp thông đờm, giảm ho, giúp người bệnh bớt đau cuống họng, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Bài thuốc chữa ho có đờm từ mật ong và quất xanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị: quất xanh (3 – 4 quả), mật ong.
Điều chế:
- Quất xanh rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả.
- Cho mật ong vào ngập phần quất, trộn đều cho ngấm
- Đem hỗn hợp hấp hoặc đun cách thủy từ 10 -15 phút đến khi quất nhừ, quyện đều với mật ong đặc sánh thì có thể sử dụng
- Liều dùng: Ngậm và nuốt từ từ trong miệng để giảm nhanh viêm họng, ngứa rát và khàn tiếng. Dùng 2 – 4 lần mỗi ngày.
Mật ong và gừng tươi – Bài thuốc chữa ho có đờm hiệu quả
Nguyên liệu cần chuẩn bị: mật ong, gừng tươi và 1 quả quất.
Điều chế:
- Cho gừng tươi và quất đã rửa sạch cùng mật ong vào chén.
- Đem đi hấp cách thủy và uống khi còn ấm.
- Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày. Mỗi lần 2 – 3 thìa.
Chữa ho có đờm bằng mật ong, lá hẹ và đường phèn
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá hẹ (5 – 10 lá), mật ong, đường phèn.
Điều chế:
- Đem lá hẹ đi rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn lá hẹ, lọc lấy nước.
- Hòa nước lá hẹ cùng mật ong và đường phèn để uống.
- Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày. Mỗi ngày 2 – 3 thìa cafe.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ho có đờm, các bệnh lý liên quan và cách điều trị ho có đờm hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.